Search
Chiến dịch tiến công và nỗi dậy giải phóng huyện Thăng Bình mùa Xuân năm 1975 | Chiến thắng 30/4/1975- Bản hùng ca bất diệt | Sở Nội vụ làm việc với huyện Thăng Bình về triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025 | Ra mắt Câu lạc bộ Bóng bàn xã Bình Trị | Bình Quý khai mạc Đại hội TD-TT lần thứ X 2024 | Xã Bình An (Thăng Bình) ra mắt CLB Ngân hàng máu sống | Trừ phí vệ sinh môi trường vào tiền thu mua ve chai | Đảng ủy xã Bình Định Bắc tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy với Nhân dân trên địa bàn xã | Thăng Bình hoàn thành Đại hội Mặt trận cấp cơ sở | Khắc sâu lời dặn của đồng chí Trần Phú "hãy giữ vững chí khí chiến đấu" | Bình Phú bế mạc Đại hội Thể dục thể thao lần thứ X năm 2024 | Thăng Bình xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 70 năm Cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được (04/9/1954 - 04/9/2024) | Sẽ tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng huyện Thăng Bình năm 2024 | Mặt trận thị trấn Hà Lam phối hợp giải quyết hơn 220 đơn thư của công dân | Đồn Biên phòng Bình Minh đã nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của 5 trường học | Tổ chức chương trình “Đưa nhạc cụ dân tộc đến trường THPT” | Ngày hội đọc sách ở Thăng Bình | Bế mạc Hội thao Quốc phòng toàn dân huyện Thăng Bình năm 2024 | Phân loại rác thải tại nguồn ở Thăng Bình: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp | Bình Giang: Năng suất lúa vụ Đông Xuân đạt khoảng 65 đến 70 tạ/ha
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Văn hoá hướng về cội nguồn trong tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng

Tác giả: Trung Hiếu Ngày đăng: 15:11 | 17/04 Lượt xem: 104

Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp người dân cả nước cùng hướng về cội nguồn với lòng thành kính thiêng liêng, thể hiện nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc ta, trở thành một biểu tượng tinh thần, mang bản sắc văn hóa độc đáo, kết thành ý thức nguồn cội, nghĩa đồng bào và trở thành yếu tố nội lực tạo nên sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Ca dao tục ngữ có câu: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giổ Tổ mùng mười tháng ba”. Từ bao đời nay, câu ca ấy vẫn in sâu trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt. Để rồi, cứ đến tháng Ba, hàng triệu người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cùng hướng về đất Tổ, tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên với tất cả sự thành kính của mình.

Có thể nói, Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa sâu sắc, đạo lý truyền thống bền vững nối tiếp qua nhiều thế hệ người Việt Nam ta, là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn của các thế hệ cháu con với công đức của Tổ tiên trong dựng nước và giữ nước. Đồng thời đây là hoạt động tâm linh, cầu mong Quốc Tổ phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thanh bình, thịnh vượng và mang ý nghĩa sâu xa về sự gắn kết, thương yêu, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt, những người có chung một cội nguồn.

Các nguồn tài liệu khảo cổ học cho biết, cách đây khoảng trên dưới 4.000 năm, trên vùng trung du, châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, khoảng 3.500-4.000 năm trước, nhóm Lạc Việt (gồm các tộc người thuộc ngôn ngữ Việt-Mường, Tày Thái cổ, một số tộc thuộc ngôn ngữ Môn/Khmer đã trực tiếp tạo ra những nền văn hóa có tính liên tục, từ Phùng Nguyên (2.000-1.500 năm trước CN), Đồng Đậu (1.500-1.000 năm trước CN), Gò Mun (1.000-700 năm trước CN) và phát triển thành nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ (700 năm trước CN đến năm 100 sau CN), dựa trên cơ sở kinh tế là nghề trồng lúa nước kết hợp các nghề thủ công, trong đó, độc đáo nhất là nghề đúc đồng với sản phẩm mang tính đặc trưng là trống đồng.

Sự thay đổi lớn lao về kinh tế-xã hội tạo điều kiện để các thị tộc liên kết với nhau thành các bộ lạc, hình thành bộ tộc. Thủ lĩnh các bộ lạc, bộ tộc đó đều mở rộng ảnh hưởng ra những vùng khác. Cuối cùng có một thủ lĩnh có năng lực hơn cả đã thu phục được các thủ lĩnh khác và lên ngôi vua, gọi là Vua Hùng. Sự lên ngôi này là kết quả của quá trình tạo lập các nền văn hóa trên đây, đồng nghĩa với việc lập nhà nước đầu tiên: Nhà nước Văn Lang (khoảng thế kỷ VII trước CN), trải qua nhiều đời vua (Vua Hùng). Đây là nhà nước sơ khai. Vua Hùng được xem là thủ lĩnh của một vùng rộng lớn, đảm nhiệm sứ mệnh quản lý quốc gia. Khái niệm “Vua Hùng” là khái niệm Việt cổ, gắn với tâm tư, tình cảm của các thế hệ người Việt từ buổi đầu dựng nước.

Như vậy, sự xuất hiện của tục thờ cúng tổ tiên gia đình phụ hệ của người Việt và một số tộc người ở nước ta gắn liền với thờ các vị có công mở nền, xây móng của quốc gia-dân tộc. Đây chính là nét độc đáo của tục Giỗ Tổ các Vua Hùng mà không quốc gia nào có được.

Từ ngàn đời nay Đền Hùng là nơi tưởng nhớ, tôn vinh công lao các vua Hùng, là biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là nhằm giáo dục truyền thống yêu nước “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn sâu sắc các vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày hội chung của toàn dân, là ngày hội quần tụ của cả dân tộc, là ngày để chúng ta - mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh giống nòi, và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc.



Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trang nghiêm ở Làng Phú Hoà, thôn An Mỹ, xã Bình An

Từ xưa đến nay, hàng năm Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức với nghi lễ trang trọng, cả phần lễ và phần hội đều mang đậm chất dân gian truyền thống.Cùng với nghi lễ thờ cúng, hàng loạt các hoạt động văn hóa dân gian như: Rước kiệu truyền thống, tổ chức hát xoan, đánh trống đồng, cồng chiêng, đâm đuống, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, kéo thổi lửa nấu cơm…được phục dựng nguyên bản làm cho Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được gìn giữ và lưu truyền, có sức sống mãnh liệt, sức lan tỏa lâu bền trong cộng đồng người Việt.

Ngày nay, Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa phổ biến trong đời sống của đông đảo người Việt Nam, trở thành biểu tượng văn hóa, phản ánh tinh thần, ý thức dân tộc và sự kết nối cộng đồng của người Việt Nam. Từ Đền Hùng - trung tâm thực hành nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, nơi thể hiện ý thức về nguồn cội của hàng triệu triệu người dân đất Việt đã có sự lan tỏa mạnh mẽ không chỉ đến các di tích thờ Hùng Vương, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ mà còn lan rộng ra các di tích thờ Hùng Vương trong nước và ngoài nước nơi có cộng đồng người Việt sinh sống.

Hàng nghìn năm, sức mạnh Việt Nam còn là dấu ấn không thể phai mờ của những giá trị văn hóa truyền thống được hun đúc qua nhiều thế hệ. Một trong những nét đẹp đó là tinh thần cố kết cộng đồng. 54 dân tộc anh em trên dải đất hình chữ S này, dù Kinh hay Thượng, dù ở miền ngược hay miền xuôi, đều là con của một Mẹ Âu Cơ. Dù ở trong nước hay ngoài nước, người Việt Nam luôn biết mình có chung một ngày Giỗ Tổ. Lòng yêu nước, nghĩa đồng bào vì thế mà trở thành giá trị thiêng liêng.

Vì vậy, thờ cúng Hùng Vương là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn ngàn đời của dân tộc. Nét đẹp văn hóa ấy được bền bỉ trao truyền, vun đắp qua nhiều thế hệ, như một điểm tựa tâm linh vững chắc trong đời sống tinh thần của người Việt. Tìm về non thiêng Nghĩa Lĩnh là tìm về giá trị của tinh thần đại đoàn kết toàn dân - yếu tố tạo nên sức mạnh vô biên cho dân tộc trong suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước hôm qua, hôm nay và mãi mãi mai sau.



Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)
Mã xác nhận (*)

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng