Search
Thăng Bình gặp mặt chức sắc, chức việc đạo Công giáo và đạo Tin Lành nhân lễ Giáng sinh năm 2024 | Bình Hải tổng kết Đảng bộ năm 2024 | Mặt trận Thăng Bình chung tay xây dựng nông thôn mới | Thăng Bình sẵn sàng tưới cho vụ đông xuân 2024 - 2025 | Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng cầu vượt đường sắt | Mặt trận huyện Thăng Bình tổng kết năm 2024 | Thăng Bình có 332 người lao động làm việc ở nước ngoài | Sở GD-ĐT Quảng Nam kiểm tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại Thăng Bình | Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng lực lượng vũ trang huyện vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới | Ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua ngành Lao động Thương binh Xã hội | Hướng dẫn sản xuất đầu vụ đông xuân 2024 - 2025 | Bình Nguyên: Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 | Bình Minh tổ chức giải bóng đá thanh niên huy động quà và học bổng tặng học sinh khó khăn | Hội nghị tuyên truyền, phổ biến và tập huấn triển khai Luật Đất đai 2024 | Thăng Bình kiến nghị UBND tỉnh bổ sung thêm 44,2 tỷ đồng cho khu vực cầu vượt đường sắt | Bình Quý khuyến khích phát triển kinh tế vườn | Thăng Bình nỗ lực giữ rừng | Thầy giáo Nguyễn Văn Hay - Người thổi hồn bóng đá trẻ Thăng Bình | Kỳ họp HĐND huyện lần thứ 20 thông qua 22 nghị quyết | Thăng Bình tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế 12.366 tỷ đồng | Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo, tổ chức, dân vận, kiểm tra, giám sát, văn phòng cấp ủy và công tác lý luận chính trị năm 2024 | Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo trong tình hình mới | 12 hộ dân khu vực cầu vượt đường sắt Bình Quý bốc thăm nhận đất tái định cư | Thăng Bình nỗ lực giảm nghèo | Huyện ủy Thăng Bình tổ chức hội nghị lần thứ 20 | Tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2025 | Thêm mới 6 địa chỉ nhân đạo tại xã Bình Nam | Khảo sát xây dựng Trường Trung cấp Phật học Quảng Nam tại Thăng Bình | Thăng Bình gỡ vướng giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm | Phân bổ 5,16 tỷ đồng để bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Giải pháp đẩy mạnh công tác Dân số-Kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn huyện Thăng Bình

Tác giả: Trung Hiếu Ngày đăng: 7:39 | 26/08 Lượt xem: 3850

Công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGĐ) là một bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước, một trong những vấn đề kinh tế xã hội hàng đầu của quốc gia. Thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội.

Xác định tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các ban ngành, hội, đoàn thể, công tác DS-KHHGĐ của huyện Thăng Bình đã đạt những kết quả quan trọng. Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015 thực hiện đạt những kết quả tích cực. Trung tâm DS-KHHGĐ đã tăng cường phối hợp với các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của ngành trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, từ đó ý thức của người dân về thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ được nâng lên. Ngành DS-KHHGĐ đã tổ chức tốt chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp các dịch vụ về chăm sóc SKSS/KHHGĐ; tập huấn về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn về giới và giới tính khi sinh cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, y tế thôn; cung cấp đầy đủ, kịp thời, an toàn và thuận tiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản. Hằng năm tổ chức ít nhất 2-3 đợt chiến dịch lồng ghép tuyên truyền, vận động, tư vấn và cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại các vùng đông dân có mức sinh cao, vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Với việc chủ động tuyên truyền rộng rãi các chủ trương và biện pháp KHHGĐ, nhằm làm cho mọi người, trước hết là những người trong độ tuổi sinh đẻ hiểu rõ sự cần thiết và lợi ích của KHHGĐ, thực hiện gia đình ít con. Từ đó tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về DS-KHHGĐ, khắc phục được sự tăng nhanh dân số trở lại, chất lượng dân số từng bước được nâng cao. Đến nay, tỷ suất sinh thô ước đến cuối năm 2015 đạt 10,88‰; tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 20,55% (2014), giảm 0,85% so với năm 2010; thực hiện tốt đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh; phong trào thôn xóm, tổ dân phố không có người sinh con thứ 3 trở lên được duy trì và đẩy mạnh. Đặc biệt, trong thời gian qua Trung tâm DS-KHHGĐ huyện đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ huyện trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản, tư vấn chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phát triển sản xuất, xây dựng và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc...từ những kết quả đó đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm đều giảm, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, công tác DS-KHHGĐ của huyện ta vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm đó là: Tỷ lệ sinh con thứ 3 có giảm nhưng không bền vững và có chiều hướng tăng trở lại. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng cao, năm 2014 là 113,91 bé trai/100 bé gái. Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục, triển khai, quán triệt các văn bản pháp luật liên quan ở một số địa phương, đơn vị còn chậm. Một số cấp uỷ đảng, chính quyền ở cơ sở chưa quan tâm, chú trọng lãnh đạo công tác DS-KHHGĐ; việc xây dựng các biện pháp để thực hiện các văn bản pháp luật liên quan còn hình thức, chưa bám sát vào tình hình thực tế địa phương, cơ sở. Hoạt động công tác DS-KHHGĐ ở một số địa phương, đơn vị hiệu quả chưa cao, đặc biệt trong công tác tham mưu giúp cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; công tác thanh, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình dự án, đề án về dân số chưa được thường xuyên, hiệu quả chưa cao, đặc biệt ở một số địa phương có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao.

Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015, phương hướng hoạt động giai đoạn 2016-2020 của huyện vừa qua đã đề ra mục tiêu của ngành DS-KHHGĐ trong 5 năm đến là: tập trung mọi nỗ lực để duy trì qui mô dân số ở mức hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, điều chỉnh cơ cấu dân số ở mức hợp lý, từng bước khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số về thể chất; tăng cường công tác kết hợp quân dân y trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Trong đó, trung bình mỗi năm giảm mức sinh 0,26%o/năm; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 1,5-2%/năm; tỷ suất sinh thô đạt mức <10,56‰ vào năm 2020. Quy mô dân số ≤197.650 người vào năm 2020. Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình/ phụ nữ): 2,1 con vào năm 2020,…

Do đó, để công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện đạt kết quả cao thời gian đến thì các giải pháp đặt ra là:

Trước hết: Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể cần xác định đây nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác DS-KHHGĐ, từng bước ổn định và nâng cao chất lượng dân số. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS và KHHGĐ” và các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2015-2020 về công tác DS-KHHGĐ; Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 05/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc tiếp tục triển khai thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Thường xuyên tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát, điều tra, thống kê tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện. Thực hiện có hiệu quả các chương trình lồng ghép về DS-KHHGĐ với chương trình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống ở khu dân cư”; gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.

Hai là: Ngành DS-KHHGĐ cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác DS-KHHGĐ; tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ. Có giải pháp hữu hiệu nhằm giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên; kìm chế tốc độ gia tăng chênh lệch giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của huyện xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện; phối hợp với Phòng Y tế, Trung tâm Y tế huyện và các cơ quan liên quan chỉ đạo triển khai có hiệu quả các loại hình cung cấp và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình; tiếp tục triển khai có hiệu quả các chiến dịch tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở vùng nông thôn, vùng đông dân có mức sinh cao, vùng có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao.

Ba là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có liên quan đến công tác DS-KHHGĐ và Pháp lệnh dân số đến các tầng lớp nhân dân, nhất là vùng đông dân có mức sinh cao, vùng có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao, nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Tiếp tục tăng cường truyền thông, vận động và giáo dục về công tác DS-KHHGĐ với nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế của các địa phương; vận động làm thay đổi hành vi, làm cho mỗi cặp vợ chồng tự nguyện thực hiện quy mô gia đình có 1 đến 2 con, trong đó đặc biệt chú trọng công tác nâng cao chất lượng dân số khi sinh, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh. Đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời, đa dạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình có chất lượng cho người dân.

Bốn là: Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở các cấp theo hướng chuyên sâu, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ từ huyện đến cơ sở. Thường xuyên tổ chức các hội nghị, các buổi tập huấn nhằm tạo điều kiện để cán bộ làm công tác dân số của huyện có điều kiện để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, góp phần thực hiện tốt công tác dân số trong thời gian đến.

Mặc dù, quá trình thực hiện công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện sẽ còn có những khó khăn, song với quyết tâm của chính quyền các cấp, tin tưởng rằng, công tác DS-KHHGĐ sẽ gặt hái được nhiều kết quả cao hơn nữa, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng