Nông thôn mới ở Thăng Bình nhiều khởi sắc từ sự đồng thuận của người đân
Bảy năm đối thoại với…1 hộ dân
Hơn 7 năm, tuyến đường đường Cứu hộ, cứu nạn nay là đường Võ Chí Công đến quốc lộ 1A (ngã ba Cây Cốc, thị trấn Hà Lam) không thể thông tuyến do vướng mặt bằng của hộ bà Bùi Thị Nuôi. Cũng ngần ấy năm, chính quyền địa phương đã kiên trì đối thoại, tuyên truyền và đến đầu tháng 4/2024, bế tắt này đã được khai thông mà không phải dùng đến biện pháp cưỡng chế. Trước đây, qua nhiều lần làm việc, gia đình bà Nuôi vẫn không thống nhất và đã tiếp tục khiếu nại (lần 2) đến Chủ tịch UBND tỉnh. Sau đó UBND tỉnh không công nhận toàn bộ nội dung khiếu nại, UBND huyện Thăng Bình ban hành biện pháp cưỡng chế thu hồi đất.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành cưỡng chế, một buổi đối thoại cuối cùng giữa Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình Võ Văn Hùng với gia đình bà Bùi Thị Nuôi đã diễn ra thành công trên cơ sở vận động, giải thích thấu tình đạt lý. Hộ bà Nuôi đã thống nhất bàn giao mặt bằng.
7 năm vận động, gia đình bà Bùi Thị Nuôi đã bàn giao để thi công tuyên đường nối đường Võ Chí Công đến quốc lộ 1A (ngã ba Cây Cốc)
Ông Võ Văn Hùng- Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho hay công tác vận vận là nhiệm vụ quan trọng. “Đi trước, mở đường” là giải pháp mềm có tính quyết định giúp đưa chủ trương, chính sách giải phóng mặt bằng đến gần với người dân. Thực hiện giải pháp mềm này thời gian qua với trách nhiệm của địa phương, chúng tôi luôn kiên trì hòa giải bằng mọi cách… luôn mong muốn gia đình tự bàn giao mặt bằng mà không áp dụng biện pháp cưỡng chế.
“Quan điểm của huyện luôn đặt vai trò của nhà nước là thực hiện đúng quy định của pháp luật. Còn quyền lợi của người dân phải trên hết. Nếu chỗ nào thuận lợi nhất, chúng tôi áp dụng. Trên tinh thần đối thoại, chúng tôi cũng nói rất rõ ràng với người dân quyền lợi làm theo đúng quy định và có lợi cho người dân. Bản thân tôi hơn 5 lần ra tận nhà ở Đà Nẵng… để vận động, thuyết phục hộ gia đình bà Bùi Thị Nuôi”- ông Hùng nói.
Nút thắt giao thông tại ngã ba Cây Cốc đang hoàn thiện chờ thông tuyến để kết nối vùng Tây với vùng Đông Thăng Bình
Gắn với công tác dân vận
Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn Thăng Bình đã tập trung xây dựng mới và duy trì hiệu quả nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Các mô hình đươc thực hiện gắn với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Các ngành, các địa phương đã cụ thể hóa các văn bản chỉ đao của cấp trên vào điều kiện thực tiễn để triển khai thực hiện phong trào “Dân vận khéo”. Đồng thời lồng ghép với thực hiện thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua DVK trên địa bàn huyện đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức hiệp thương với các tổ chức chính trị-xã hội huyện về việc phối hợp triển khai thực hiện mô hình Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn Phong trào “Đoàn kết, sáng tạo”; duy trì và xây dựng mới các mô hình thiết thực, gắn với mô hình dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Lực lượng vũ trang huyện tham gia làm "công tác dân vận" tại xã Bình Lãnh
Cụ thể như mô hình "Tự quản về cảnh quan môi trường gắn cơ sở tôn giáo; nhà sạch, vườn đẹp" của Uỷ ban MTTQVN huyện; mô hình "Phát triển kinh tế; áp dụng các chế phẩm sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, ủ phân hữu cơ vi sinh từ các phế thải nông nghiệp, rau an toàn" của Hội Nông dân huyện; mô hình "Ngôi nhà xanh, tủ thuốc y tế gia đình", "Ngôi nhà phế liệu", "Tuyến đường hoa thay cỏ dại", "Nhà sạch, vườn đẹp" và "Đường thông thoáng" của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện. Mô hình “Áo xanh tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng” và “đổi rác thải nhựa lấy đồ dùng học tập” của Huyện đoàn hay các mô hình “Tổ tự quản phòng chống tội phạm”, “Tiếng loa an ninh”, “Camera an ninh” của Công an huyện.
Trong xây dựng nông thôn mới đã khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân và huy động các nguồn lực tập trung thực hiện các nhiệm vụ trong xây dựng NTM, NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao, thôn NTM kiểu mẫu theo lộ trình đề ra. Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đã vận động được 21.030 ngày công, nhân dân đóng góp 104.000 m2 đất và tháo dỡ hàng ngàn công trình, vật kiến trúc để làm đường giao thông nông thôn; huy động nhân dân tham gia xây dựng 120 công trình văn hóa (nhà sinh hoạt thôn, tổ) trị giá 21 tỷ đồng; làm mới 1.023 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đ̣ồng (1.221 tỷ đồng).
Vận động người dân bàn giao mặt bằng để thi công Dự án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14E (đoạn qua xã Bình Quý)
Ông Phan Thanh Vân- Trưởng ban Dân vận Huyện uỷ Thăng Bình cho hay, các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại từng cơ quan, đơn vị, địa phương; thường xuyên theo dõi, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm; biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào, đưa phong trào thi đua “Dân vận khéo” đi vào hoạt động hiệu quả, nề nếp.
Ông Phan Thanh Vân nhấn mạnh, công tác dận vận đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện chính sách đền bù, giải tỏa bàn giao mặt bằng để thực hiện các công trình, dự án; tổ chức phản biện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện giai (đoạn 2023 – 2025); tổ chức lấy ý cử tri về việc sắp xếp ĐVHC cấp xã tại xã Bình Chánh, Bình Phú, Bình Định Nam, Bình Định Bắc được đông đảo cử tri thống nhất đồng thuận đạt trên 95%.
“Lần đầu tiên, Ban Dân vận huyện uỷ Thăng Bình đã phát động video clip “Dân vận khéo” thu hút sự tham gia của Khối dân vận 22 xã, thị trấn. Mỗi clip dự thi kỳ vọng sẽ là một cách làm mới sáng tạo, bài học về công tác dân vận ở từng địa phương, mang hơi thở cuộc sống, giữ đúng định hướng chính trị và phù hợp với khả năng nhận thức của người dân”- ông Vân nói.