Search
Thăng Bình gặp mặt chức sắc, chức việc đạo Công giáo và đạo Tin Lành nhân lễ Giáng sinh năm 2024 | Bình Hải tổng kết Đảng bộ năm 2024 | Mặt trận Thăng Bình chung tay xây dựng nông thôn mới | Thăng Bình sẵn sàng tưới cho vụ đông xuân 2024 - 2025 | Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng cầu vượt đường sắt | Mặt trận huyện Thăng Bình tổng kết năm 2024 | Thăng Bình có 332 người lao động làm việc ở nước ngoài | Sở GD-ĐT Quảng Nam kiểm tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại Thăng Bình | Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng lực lượng vũ trang huyện vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới | Ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua ngành Lao động Thương binh Xã hội | Hướng dẫn sản xuất đầu vụ đông xuân 2024 - 2025 | Bình Nguyên: Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 | Bình Minh tổ chức giải bóng đá thanh niên huy động quà và học bổng tặng học sinh khó khăn | Hội nghị tuyên truyền, phổ biến và tập huấn triển khai Luật Đất đai 2024 | Thăng Bình kiến nghị UBND tỉnh bổ sung thêm 44,2 tỷ đồng cho khu vực cầu vượt đường sắt | Bình Quý khuyến khích phát triển kinh tế vườn | Thăng Bình nỗ lực giữ rừng | Thầy giáo Nguyễn Văn Hay - Người thổi hồn bóng đá trẻ Thăng Bình | Kỳ họp HĐND huyện lần thứ 20 thông qua 22 nghị quyết | Thăng Bình tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế 12.366 tỷ đồng | Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo, tổ chức, dân vận, kiểm tra, giám sát, văn phòng cấp ủy và công tác lý luận chính trị năm 2024 | Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo trong tình hình mới | 12 hộ dân khu vực cầu vượt đường sắt Bình Quý bốc thăm nhận đất tái định cư | Thăng Bình nỗ lực giảm nghèo | Huyện ủy Thăng Bình tổ chức hội nghị lần thứ 20 | Tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2025 | Thêm mới 6 địa chỉ nhân đạo tại xã Bình Nam | Khảo sát xây dựng Trường Trung cấp Phật học Quảng Nam tại Thăng Bình | Thăng Bình gỡ vướng giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm | Phân bổ 5,16 tỷ đồng để bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Đi dọc "Trường Giang xanh"

Tác giả: Trương Điện Thắng Ngày đăng: 21:26 | 11/09 Lượt xem: 31312

Có một con sông kỳ lạ: chạy song song với bờ biển- phía Đông các huyện Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành và nối liền hai cửa biển Kỳ Hà (huyện cực nam Núi Thành) với Cửa Đại, Hội An; dài hơn 70 cây số.Con sông ấy cũng chảy qua những cuộc đời, những thời kỳ lịch sử khó quên. Đó là sông Trường Giang ở Quảng Nam.

1. Trường giang xanh

     Nước sông Trường giang luôn trong xanh và phẳng lặng tựa hồ chưa có bàn tay con người làm vẩn đục. Dọc hai bên sông là những làng chài, ruộng lúa, rừng dừa xanh ngát. Từ Bắc vào Nam, hai bên sông còn có những địa danh nổi tiếng: làng mộc Kim Bồng, làng chiếu Bàn Thạch, làng khoai lang Trà Đỏa, làng chài lưới Tịnh Thủy, các làng nước mắm Cửa Khe, An Hòa, làng chài Tam Hải, bãi biển Tam Thanh, bãi Rạng Chu Lai…Lại có nhiều chợ quê sầm uất và gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử như chợ Lạc Câu, chợ Bà, chợ Được, chợ Tây Giang, chợ Bến Đá nức tiếng từ hàng trăm năm nay.

Cảnh sông Trường Giang phẳng lặng
Trong quy hoạch phát triển khu kinh tế mở Chu Lai, vùng ven biển và dọc sông Trường giang, từ phía Đông sân bay Chu Lai đến thành phố Tam Kỳ và kéo dài đến tận Hội An sẽ là các khu du lịch sinh thái cao cấp, các làng nghề được xây dựng theo phương châm thân thiện với môi trường từ năm 2010 trở đi. Để thực hiện mục tiêu này, hai tập đoàn kinh tế đa quốc gia ( đề nghị chưa công bố danh tính) đã đồng ý đầu tư trên 60 triệu USD để xây dựng một hệ thống cầu đường hiện đại nối liền Hội An với vùng Đông các huyện ở phía nam đô thị cổ. Đổi lại, họ được thuê trên 5.700 hecta đất vùng cát để đầu tư xây dựng các khu đô thị, du lịch sinh thái cao cấp mà vốn đầu tư dự tính lên trên 10 tỉ USD trong vòng 50 năm.

     Nhưng ngay từ bây giờ, đã có nhiều nhà đầu tư trong nước đang triển khai nghiên cứu mở các tour du lịch sông nước và tìm hiểu văn hóa các làng nghề dọc sông Trường Giang xuất phát từ Hội An và Tam Kỳ hoặc cảng Kỳ Hà. Đó là những dự án mang tính khả thi rất cao không chỉ cho người nước ngoài mà rất thú vị trước hết với du khách nội địa. Đi dọc Trường giang xanh ( tên một bút ký của nhà văn Hồ Duy Lệ) nhiều lần bằng ghe máy, nhưng lần nào tôi cũng thấy lạ lẫm với những khám phá và hiểu biết mới. Đó là chưa kể được tắm gội trong một môi trường tự nhiên trong lành, yên tĩnh và cảnh quan tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.
2-Trở lại “cây dương thần”
    Xã Bình Dương (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) ba lần được nhà nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng, thường được ví như “một cánh buồm căng phồng trong gió biển, một hạt cát trắng chịu chung bảy ngàn tấn đạn bom…”(1) . Một lần đến đây, nhà thơ Ý Nhi đã tự thấy mình gắn bó với những bãi cát trắng, những rừng dương xanh nơi này như một số phận. Khi đứng trước cây dương thần ( một biểu tượng của sự gan dạ và sức sống mãnh liệt của người dân nơi đây trong chiến tranh) chị đã viết: Đơn độc và kiêu hãnh/cây dương vút cao trên đất đai nóng giẫy/ sau hàng nghìn nhà cháy/sau hàng nghìn căn hầm bị bật tung/ sau hàng nghìn tấn đạn bom…. Nhà văn Nguyên Ngọc lại khái quát: (Cây dương thần) như một huyền thoại, nó đứng đó, sừng sững, ngang ngạnh, kỳ lạ, suốt cuộc chiến tranh, bất chấp tất cả…
     Cây dương thần- không phải là một, mà là hai- hơn ba mươi năm sau chiến tranh vẫn còn đó trên đất Bình Dương như một nhân chứng của chiến tranh và hòa bình. Ông Phan Thanh Bốn, nguyên xã đội trưởng hồi chiến tranh, bây giờ đã ngoại lục tuần, dẫn tôi đến bên gốc hai cây dương và kể: “ Hồi đó, dưới những gốc dương này là hàng trăm hầm bí mật có thể cùng một lúc chở che cho 600 bộ đội, du kích một cách an toàn…Hồi đó tôi là lính, bây giờ tôi về làm dân. Có một hôm tình cờ tôi nói lái Dương thần ngày xưa là  Dân thường hôm nay, tôi thấy cả người sướng rân lên. Mà đúng vậy, bao nhiêu trận càn, trận bom chúng tôi vẫn an toàn giữ được đất vùng Đông này không phải do lòng dân đó sao! Rồi năm 1979, từ một vùng cát trắng,dân quay về làng cũ khổ đến nỗi không có một đôi đũa để ăn cơm vậy mà Bình Dương đã trở thành một mô hình trồng hàng chục triệu cây xanh cho vùng cát để trở thành xã Anh hùng trong xây dựng. Những rừng dương xanh mới trồng bao quanh hai cây dương thần có một ý nghĩa rất to lớn cũng là từ lòng dân vậy, phải không anh!”.
     Hai cây dương thần, dân Bình Dương ví một cây là dương cha, một cây là dương mẹ. Dưới hai gốc dương liễu có tuổi thọ hơn 70 năm nay, là hai cái bàn thờ nhỏ bằng gạch. Những ngày cuối và giữa tháng, dân chúng đã đến đây nhang khói để tưởng nhớ những người đã hy sinh. Nhà văn nữ Dương Thị Xuân Quý trước khi hy sinh ở Duy Xuyên cũng đã từng trú dưới các công sự bên những gốc dương già này khi đi thực tế xuống Bình Dương trong chiến tranh. Nhiều trang trong Nhật ký chiến tranh, nhà văn Chu Cẩm Phong đã mô tả khá cặn kẽ những gương mặt người dân Bình Dương. Có một đoạn anh tả lớp học dưới gốc dương: “ Lớp vỡ lòng, cấp 1 đi học ban ngày. Cấp 2 đi học từ 5 giờ chiều đến 9 giờ tối. Các em đi học vác theo ván, các tấm liếp đan bằng tre, các đoạn cây dương để đến lớp ngồi, tan học lại vác về…sách vở gói trong bao ny lon mang ở nách, tay xách một cái đèn dầu lửa có ống ngăn gió. Lớp học lợp bằng rạ, núp dưới bóng cây dương, bên một cái mương. Hai đầu lớp có hai cái hầm tránh phi pháo khá vững chắc.”. Những học sinh gian khổ đi tìm cái chữ  lúc đó bây giờ đã có nhiều người thành đạt. Có người là kỹ sư, đại biểu quốc hội. Có người ở lại địa phương làm cán bộ xã, huyện…

Nguồn tin: http://www.thangbinh.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=107&NewsViews=2585

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng