Search
Thăng Bình gặp mặt chức sắc, chức việc đạo Công giáo và đạo Tin Lành nhân lễ Giáng sinh năm 2024 | Bình Hải tổng kết Đảng bộ năm 2024 | Mặt trận Thăng Bình chung tay xây dựng nông thôn mới | Thăng Bình sẵn sàng tưới cho vụ đông xuân 2024 - 2025 | Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng cầu vượt đường sắt | Mặt trận huyện Thăng Bình tổng kết năm 2024 | Thăng Bình có 332 người lao động làm việc ở nước ngoài | Sở GD-ĐT Quảng Nam kiểm tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại Thăng Bình | Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng lực lượng vũ trang huyện vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới | Ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua ngành Lao động Thương binh Xã hội | Hướng dẫn sản xuất đầu vụ đông xuân 2024 - 2025 | Bình Nguyên: Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 | Bình Minh tổ chức giải bóng đá thanh niên huy động quà và học bổng tặng học sinh khó khăn | Hội nghị tuyên truyền, phổ biến và tập huấn triển khai Luật Đất đai 2024 | Thăng Bình kiến nghị UBND tỉnh bổ sung thêm 44,2 tỷ đồng cho khu vực cầu vượt đường sắt | Bình Quý khuyến khích phát triển kinh tế vườn | Thăng Bình nỗ lực giữ rừng | Thầy giáo Nguyễn Văn Hay - Người thổi hồn bóng đá trẻ Thăng Bình | Kỳ họp HĐND huyện lần thứ 20 thông qua 22 nghị quyết | Thăng Bình tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế 12.366 tỷ đồng | Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo, tổ chức, dân vận, kiểm tra, giám sát, văn phòng cấp ủy và công tác lý luận chính trị năm 2024 | Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo trong tình hình mới | 12 hộ dân khu vực cầu vượt đường sắt Bình Quý bốc thăm nhận đất tái định cư | Thăng Bình nỗ lực giảm nghèo | Huyện ủy Thăng Bình tổ chức hội nghị lần thứ 20 | Tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2025 | Thêm mới 6 địa chỉ nhân đạo tại xã Bình Nam | Khảo sát xây dựng Trường Trung cấp Phật học Quảng Nam tại Thăng Bình | Thăng Bình gỡ vướng giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm | Phân bổ 5,16 tỷ đồng để bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Động lực để vùng Đông rực sáng

Tác giả: Đông Anh Ngày đăng: 13:41 | 12/04 Lượt xem: 1510

Vùng Đông Thăng Bình nói riêng và Quảng Nam nói chung đang từng ngày chuyển mình với khát vọng trở thành chuỗi đô thị - trung tâm dịch vụ, du lịch - công nghiệp sạch - nông nghiệp công nghệ cao,… Phía trước vẫn là hành trình dài để biến mục tiêu thành hiện thực.

Ngày 04/5/2021, Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU về định hướng phát triển vùng Đông Nam của tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và xác định mục tiêu “Xây dựng vùng Đông Nam của tỉnh trở thành chuỗi đô thị - trung tâm dịch vụ, du lịch - công nghiệp sạch - nông nghiệp công nghệ cao; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử; phục hồi hệ sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phấn đấu đưa kinh tế biển và vùng ven biển của tỉnh phát triển mạnh, giữ vai trò chủ lực trong nền kinh tế…”.

Qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU huyện Thăng Bình đã đạt được những kết quả tích cực. Huyện đã triển khai lập Quy hoạch vùng huyện Thăng Bình giai đoạn đến năm 2030 và được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 339/QĐ-UBND ngày 07/02/2024. Chỉ đạo các xã triển khai lập mới các đồ án quy hoạch chung xây dựng xã trên cơ sở cụ thể hoá các đồ án quy hoạch cấp trên. Tập trung hoàn thiện Quy hoạch chung đô thị Bình Minh trình Sở Xây dựng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

Trong những năm qua, cùng với nguồn lực từ Trung ương, tỉnh và vốn ngoài ngân sách, huyện đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển vùng Đông như định hướng đã đề ra. Những kết quả bước đầu đã góp phần tạo nên hình hài, diện mạo một khu vực đầy năng động và sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2021 đến nay, huyện đã thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm tại vùng Đông như: Dự án Đường Võ Chí Công (giai đoạn 2), Dự án Cầu Bình Đào (tuyến Quốc lộ 14E tại xã Bình Triều và xã Bình Đào); dự án Khu tái định cư Trung tâm xã Bình Dương (giai đoạn 2); dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An; dự án Cầu Bình Sa đi Bình Hải (cầu Tây Giang); dự án Khu công nghiệp Tam Thăng 2; Dự án Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng; Dự án Đường nối từ đường Võ Chí Công đi Khu công nghiệp Đông Quế Sơn nối với Quốc lộ 14H và Quốc lộ 1A, Dự án Liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam, dự án Nghĩa trang nhân dân Nam Thăng Bình (giai đoạn 1),… Đặc biệt, tuyến đường Võ Chí Công được hoàn thiện và thông toàn tuyến nối ven biển Đà Nẵng đến tận sân bay Chu Lai, trong đó đoạn qua Thăng Bình với chiều dài hơn 27 km, là tuyến đường phát triển du lịch ven biển kết hợp phát triển đô thị và công nghiệp, có cảnh quan đẹp, là hành lang hạ tầng quan trọng với đa dạng loại hình giao thông; là trục đường động lực phía Đông kết nối mở rộng không gian phát triển với thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi. Dọc theo tuyến đường này, các dự án đầu tư về du lịch, dịch vụ nghĩ dưỡng cao cấp đã hình thành như Hoiana – khu nghỉ dưỡng phức hợp, casino, sân golf lớn nhất tại Việt Nam, Khu nghĩ dưỡng Vinpearl Nam Hội An,… Vừa qua, giai đoạn 2 của tuyến Võ Chí Công, từ nút giao thông xã Bình Sa đi khu công nghiệp Đông Quế Sơn đi qua Thăng Bình dài 18,4km (gồm các xã Bình Giang, Bình Phục, Bình Triều, Bình Tú, Bình Sa) được khởi công xây dựng mang theo kì vọng là tuyến chính quan trọng trong vệt đô thị công nghiệp nối Tam Thăng – Tam Kỳ đến Đông Quế Sơn.



Hạ tầng vùng Đông được đầu tư xây dựng khang trang

Công tác kêu gọi, xúc tiến, tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư được chú trọng. Trong thời gian qua, huyện đã phối hợp các sở, ngành của tỉnh kêu gọi đầu tư phát triển một số như Vinpearl Nam Hội An, Bliss Hội An Beach Resort & Wellness, dự án nhà máy sản xuất vải mành của Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) và dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp của công ty cổ phần Capella Quảng Nam nằm ở Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng, … đến nay một số dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp ngân sách đáng kể cho huyện và tạo bộ mặt phát triển cho của vùng Đông huyện. Bên cạnh các dự án khu du lịch, dịch vụ, nghỉ dưỡng đã đi vào hoạt động, hiện nay đang triển khai dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An. Hạ tầng trong các cụm công nghiệp được quan tâm đầu tư; trong 03 năm qua (2021 - 2023), có 05 dự án được UBND tỉnh Quyết định Chấp thuận Chủ trương đầu tư vào Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được với tổng mức đầu tư khoảng 245,5 tỷ đồng.

Song song với việc phát triển đô thị, thu hút các dự án phát triển du lịch tại vùng Đông, các cơ quan liên quan của huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương các xã ven biển đã tập trung triển khai triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế thủy sản, nhất là hỗ trợ ngư dân đóng tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ. Hằng năm, UBND huyện bố trí kinh phí hỗ trợ từ 800-900 triệu đồng/năm cho các tàu cải hoán, nâng cấp máy tàu, đóng mới tàu; hỗ trợ khai thác, dịch vụ khai thác trên vùng biển xa theo Quyết định 48/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ với tổng kinh phí trên 72 tỷ đồng. Hiện nay, trên địa bàn các xã ven biển có 659 tàu cá, trong đó từ 90cv trở lên: 149 chiếc (trong đó có 10 chiếc từ 800cv trở lên); củng cố 02 nghiệp đoàn nghề cá tại 02 xã Bình Minh và Bình Dương, thành lập được 42 tổ đội đoàn kết đánh bắt trên biển. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản bình quân hàng năm khoảng 17.000 tấn. Công tác đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng được chú trọng nhằm mục đích đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, đồng thời thường xuyên tuyên truyền về pháp luật, các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đảm bảo khai thác phù hợp quy định khai thác IUU, phát triển nghề khai thác hải sản của huyện...

Tập trung hỗ trợ chuỗi liên kết sản xuất nước mắm Cửa Khe tại Làng nghề nước mắm Cửa Khe phát triển 03 sản phẩm của Làng nghề thành sản phẩm OCOP; hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống: Làng nghề sinh thái biển Làng Cửa Khe, Thăng Bình của HTX Du lịch cộng đồng Làng Cửa Khe… hoạt động có hiệu quả. Chỉ đạo UBND huyện tiếp tục phát triển, bảo tồn các lễ hội văn hóa biển như: Lễ hội cầu ngư, hát Bả Trạo, các làng nghề truyền thống; năm 2023, huyện tổ chức thành công lễ hội Văn hóa- Thể thao miền biển, đã thu hút được đông đảo người dân, du khách trong và ngoài huyện tham gia…

Thời gian đến để tiếp tục phát triển vùng Đông của Thăng Bình trở thành vùng động lực huyện cần tập trung tổ chức quản lý tốt quy hoạch, hiện trạng, trật tự xây dựng và đất đai trên địa bàn vùng Đông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân để tạo sự đồng thuận trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách để phát triển các nhóm dự án trọng điểm, nhất là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, tạo quỹ đất sạch để triển khai các dự án đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác quy hoạch, liên kết vùng Đông với các địa phương lân cận để phát triển du lịch; kết nối với thành phố Hội An hình thành khu du lịch dịch vụ, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, dịch vụ giáo dục ven biển…

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 17/01/2024, đã có những phác thảo cho sắc màu đô thị vùng Đông. Theo đó, các đô thị vùng Đông sẽ là vùng động lực của tỉnh với các ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp; tập trung các đô thị lớn, trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh.

Nếu phát triển đúng kế hoạch, ở thời điểm 2030, đô thị hóa khu vực này sẽ có rất nhiều điểm nhấn nổi bật. Khi đó, sẽ có 2 thị xã mới là Thăng Bình và Duy Xuyên cùng 2 đô thị mới là Duy Hải - Duy Nghĩa và Bình Minh. Như vậy, có thể nhìn thấy được một số yếu tố động lực cho đô thị vùng Đông Quảng Nam kết nối cùng phố cổ Hội An, Cảng hàng không quốc tế Chu Lai... là yếu tố chính để phát triển các mô hình đô thị di sản, đô thị sân bay trong thời đại mới. Ngoài ra, quỹ đất phát triển còn nhiều là dư địa cho sự phát triển đô thị. Và vùng Đông Thăng Bình cũng đang đứng trước cơ hội xây dựng mô hình đô thị mới, hy vọng tương lai sẽ là vùng động lực rực sáng trong bức tranh chung của đô thị vùng Đông Quảng Nam.



[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng