Search
Thăng Bình gặp mặt chức sắc, chức việc đạo Công giáo và đạo Tin Lành nhân lễ Giáng sinh năm 2024 | Bình Hải tổng kết Đảng bộ năm 2024 | Mặt trận Thăng Bình chung tay xây dựng nông thôn mới | Thăng Bình sẵn sàng tưới cho vụ đông xuân 2024 - 2025 | Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng cầu vượt đường sắt | Mặt trận huyện Thăng Bình tổng kết năm 2024 | Thăng Bình có 332 người lao động làm việc ở nước ngoài | Sở GD-ĐT Quảng Nam kiểm tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại Thăng Bình | Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng lực lượng vũ trang huyện vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới | Ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua ngành Lao động Thương binh Xã hội | Hướng dẫn sản xuất đầu vụ đông xuân 2024 - 2025 | Bình Nguyên: Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 | Bình Minh tổ chức giải bóng đá thanh niên huy động quà và học bổng tặng học sinh khó khăn | Hội nghị tuyên truyền, phổ biến và tập huấn triển khai Luật Đất đai 2024 | Thăng Bình kiến nghị UBND tỉnh bổ sung thêm 44,2 tỷ đồng cho khu vực cầu vượt đường sắt | Bình Quý khuyến khích phát triển kinh tế vườn | Thăng Bình nỗ lực giữ rừng | Thầy giáo Nguyễn Văn Hay - Người thổi hồn bóng đá trẻ Thăng Bình | Kỳ họp HĐND huyện lần thứ 20 thông qua 22 nghị quyết | Thăng Bình tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế 12.366 tỷ đồng | Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo, tổ chức, dân vận, kiểm tra, giám sát, văn phòng cấp ủy và công tác lý luận chính trị năm 2024 | Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo trong tình hình mới | 12 hộ dân khu vực cầu vượt đường sắt Bình Quý bốc thăm nhận đất tái định cư | Thăng Bình nỗ lực giảm nghèo | Huyện ủy Thăng Bình tổ chức hội nghị lần thứ 20 | Tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2025 | Thêm mới 6 địa chỉ nhân đạo tại xã Bình Nam | Khảo sát xây dựng Trường Trung cấp Phật học Quảng Nam tại Thăng Bình | Thăng Bình gỡ vướng giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm | Phân bổ 5,16 tỷ đồng để bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Tác giả: Trung Hiếu Ngày đăng: 21:19 | 10/07 Lượt xem: 451

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở huyện Thăng Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đạt kết quả tích cực.

Trong thời gian qua, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu đã được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn huyện quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả đáng kể. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được huyện quan tâm. Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo tổ chức các lớp tập huấn nhằm cung cấp kiến thức và nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai và biến đổi khí hậu gây ra. Trong đó, có 100% cán bộ, công chức được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai; hơn 80% người dân các địa phương thường xuyên bị thiên tai và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai. Thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cho nhân dân thông qua hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày nước thế giới (22/3), Ngày khí tượng thế giới (23/3), Ngày Môi trường thế giới (5/6) hàng năm…

Huyện đã tập trung đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai như các trạm bơm, para ngăn mặn, dự án trạm bơm xã Bình Định Bắc; para ngăn mặn Đập Cháy và para đôi Chín Chèn, đập dâng Bình Khương, xã Bình Giang; trạm cảnh báo sóng thần tại xã Bình Minh. Dự án củng cố, đầu tư sửa chữa và nâng cấp hệ thống kênh mương tiêu, thoát nước vùng trũng, đảm bảo phát triển nông nghiệp tại xã Bình Chánh, Bình Quý và Bình Sa; dự án kè chống sạt lỡ và điều tiết nước bàu Hà Kiều; Trạm y tế kết hợp nhà đa năng phục vụ cộng đồng trách bão lũ xã Bình Đào, Bình Triều; hệ thống thu thập dữ liệu dự báo khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở đồng ruộng, xã Bình Đào (tổ chức CRS); khảo sát hiện trạng, thống nhất trồng mới và phục hồi rừng dừa nước ven sông Trường Giang do Quỹ khí hậu xanh tài trợ; phối hợp tổ chức CRS triển khai dự án Tăng cường khả năng chống chịu thiên tai tại 9 xã: Bình Đào, Bình Sa, Bình Nam, Bình Dương, Bình Giang, Bình Hải, Bình Tú, Bình An và Bình Phục nhằm nâng cao năng lực ứng phó và phục hồi cộng đồng trong giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản được thực hiện đi vào nề nếp. Việc lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được thực hiện trên cơ sở các chỉ tiêu sử dụng đất được UBND tỉnh phân bổ, nhu cầu sử dụng đất của địa phương, cơ bản đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, theo định hướng quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kết quả việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm đảm bảo theo chỉ tiêu phân bổ và chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân, từ năm 2013 đến tháng 4/2023, toàn huyện đã cấp được khoảng 14.554 GCNQSD đất với tổng diện tích 880ha. Đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, đã đo đạc diện tích 5.783,9ha, cấp 11.942 GCNQSD đất với diện tích 3.044,2ha. Dự án Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai giai đoạn 1 tại 11 xã vùng Đông và vùng Trung của huyện được triển khai tại 11 xã từ năm 2011 đến nay đã hoàn thành, đã cấp hơn 57.600 GCNQSD đất, đạt tỷ lệ 75,9%. Hiện nay, cơ sở dữ liệu địa chính trên Hệ thống thông tin đất đai đã tích hợp cơ sở dữ liệu địa chính của 11 xã: Bình Dương, Bình Đào, Bình Hải, Bình Sa, Bình Minh và Bình Nam, Bình Giang, Bình Phục, Bình Tú, Bình Trung, Bình Triều, huyện Thăng Bình, trong đó, năm 2020 đã triển khai vận hành, chỉnh lý biến động thường xuyên cơ sở dữ liệu địa chính của huyện Thăng Bình.

Công tác quản lý tài nguyên rừng được chú trọng. Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện là 9.241,01 ha (rừng tự nhiên: 833,04 ha; rừng trồng đã thành rừng: 7.553,20 ha; rừng trồng chưa thành rừng: 854,77 ha); độ che phủ rừng đạt 20,34%. Trong thời gian qua thực hiện công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ diện tích rừng thay thế dọc 02 bên đường Võ Chí Công với diện tích: 118,6 ha; trồng, chăm sóc và bảo vệ diện tích thuộc dự án Bảo vệ và phát triển rừng với diện tích: 286,2 ha tại các xã Bình Triều, Bình Phục, Bình Trung, Bình Sa, Bình Nam. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hơn 188 ha tại xã Bình Phú. Tăng cường chỉ đạo các địa phương, đơn vị nâng cao trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; tập trung chỉ đạo việc triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Hằng năm các xã có rừng trên địa bàn huyện đều xây dựng phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng

Xác định bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương, các cơ quan liên quan triển khai tốt hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các địa phương, tổ chức, đoàn thể tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn; triển khai Tháng hành động vì môi trường,...

Đến nay, 100% các cơ sở, doanh nghiệp trong cụm công nghiệp, khoảng 90% các cơ sở ngoài cụm trên địa bàn huyện đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận hồ sơ về môi trường trước khi đi vào hoạt động theo quy định. 22/22 xã, thị trấn triển khai Đề án Quản lý chất thải rắn, thành lập Tổ thu gom rác thải, triển khai việc thu gom rác thải từ các kiệt, hẻm tại 106/106 thôn, khu phố đạt tỷ lệ 100%. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt của các địa phương trên địa bàn huyện do Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Nam thu gom và vận chuyển. Tính đến năm 2023, 100% hộ dân nội thị thị trấn đăng ký tham gia Đề án, 80% số hộ nộp phí vệ sinh môi trường; 91% hộ dân vùng nông thôn tham gia Đề án và 87% số hộ nộp phí vệ sinh môi trường; thu gom, xử lý chất thải bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, chất thải rắn y tế đạt 100%; hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 99,05%.



Dự án củng cố, nâng cấp tuyến đê ngăn mặn Bình Dương, Bình Hải, Bình Đào

Có thể nói, qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình số 24-CTHĐ/HU của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, Mặt trận, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Công tác quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã từng bước đi vào nề nếp; sự phối hợp của Mặt trận, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong việc tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về tài nguyên, môi trường; chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, trong thời gian tới Ban Thường vụ Huyện uỷ tiếp tục chỉ đạo cụ thể hóa, bổ sung, lồng ghép nội dung của Nghị quyết vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện, cơ sở; tiếp tục xây dựng, triển khai các hoạt động truyền thông tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về biến đổi khí hậu và giải pháp ứng phó với biến đổi khi hậu; thực hiện xây dựng, sửa chữa nâng cấp các công trình phòng chống thiên tai, công trình thủy lợi đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước phục vụ các mục đích sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; tăng tính minh bạch trong công tác quản lý và sử dụng đất đai; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật và áp dụng các chế tài cần thiết để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)
Mã xác nhận (*)

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng