Search
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng cầu vượt đường sắt | Mặt trận huyện Thăng Bình tổng kết năm 2024 | Thăng Bình có 332 người lao động làm việc ở nước ngoài | Sở GD-ĐT Quảng Nam kiểm tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại Thăng Bình | Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng lực lượng vũ trang huyện vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới | Ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua ngành Lao động Thương binh Xã hội | Hướng dẫn sản xuất đầu vụ đông xuân 2024 - 2025 | Bình Nguyên: Hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết năm 2024; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 | Bình Minh tổ chức giải bóng đá thanh niên huy động quà và học bổng tặng học sinh khó khăn | Hội nghị tuyên truyền, phổ biến và tập huấn triển khai Luật Đất đai 2024 | Thăng Bình kiến nghị UBND tỉnh bổ sung thêm 44,2 tỷ đồng cho khu vực cầu vượt đường sắt | Bình Quý khuyến khích phát triển kinh tế vườn | Thăng Bình nỗ lực giữ rừng | Thầy giáo Nguyễn Văn Hay - Người thổi hồn bóng đá trẻ Thăng Bình | Kỳ họp HĐND huyện lần thứ 20 thông qua 22 nghị quyết | Thăng Bình tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế 12.366 tỷ đồng | Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo, tổ chức, dân vận, kiểm tra, giám sát, văn phòng cấp ủy và công tác lý luận chính trị năm 2024 | Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên giáo trong tình hình mới | 12 hộ dân khu vực cầu vượt đường sắt Bình Quý bốc thăm nhận đất tái định cư | Thăng Bình nỗ lực giảm nghèo | Huyện ủy Thăng Bình tổ chức hội nghị lần thứ 20 | Tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2025 | Thêm mới 6 địa chỉ nhân đạo tại xã Bình Nam | Khảo sát xây dựng Trường Trung cấp Phật học Quảng Nam tại Thăng Bình | Thăng Bình gỡ vướng giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm | Phân bổ 5,16 tỷ đồng để bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương | Hội thảo về di tích Nam Thịnh Sơn Trang | Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Đức Hải khảo sát Phật viện Đồng Dương | Mặt trận Thăng Bình chăm lo nhà ở cho người nghèo | Hội LHPN huyện Thăng Bình đoạt giải Nhất Hội thi cán bộ hội cơ sở giỏi năm 2024
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Văn Thánh Hà Lam (đón nhận Bằng “Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”)

Tác giả: Nam Quang Ngày đăng: 10:09 | 08/04 Lượt xem: 8110

Văn thánh Hà Lam, huyện Thăng Bình là một trong di tích Văn thánh của tỉnh Quảng Nam được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ 19. Đây là những công trình kiến trúc - văn hóa- nghệ thuật độc đáo nhằm tôn vinh sự học của vùng đất “Ngũ phụng tề phi”. Trải qua bao biến thiên lịch sử, Văn thánh Hà Lam đã trở thành phế tích. Dấu ấn để lại chỉ còn là 9 tấm bia đang được lưu giữ tại Tiền hiền Hà Lam. Từ năm 2014 đến nay, huyện Thăng Bình đã nỗ lực tìm ra các giải pháp hữu hiệu để tôn tạo, phục dựng lại di tích lịch sử văn hóa này để, nhằm giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào của thế hệ trẻ hôm nay đối với các bậc tiền nhân.


         Tiền hiền Hà Lam - Nơi lưu giữ các tấm bia còn lại của Văn thánh Hà Lam

Trường Tiểu học Kim Đồng, Thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình hiện nay được xây dựng trên toàn bộ khuôn viên của Văn thánh Hà Lam xưa. Ngày nay, ngôi trường được xây dựng khang trang, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một trường chuẩn quốc gia, nhưng những dấu tích xưa của Văn thánh vẫn được mường tượng ra.  Theo các bậc cao niên ở Hà Lam và các vùng lân cận, Văn thánh Hà Lam được xây dựng vào năm 1856, năm vua Tự Đức đời thứ 9, bao gồm  điện thờ chính, tây đường và đông đường. Đông đường có lầu chuông, tây đường có gác trống và cổng đi vào.                                                                                              .

   Văn thánh Hà Lam do các văn thân nho sỹ tại làng Hà Lam và các địa phương khác thuộc phủ Thăng Hoa, huyện Lễ Dương, tỉnh Quảng Nam đóng góp tiền của xây dựng, nhằm ghi công  những bậc hiền tài, chấn hưng sự học. Nó được xây dựng  với qui mô rất lớn so với thời bấy giờ. Toàn bộ kiến trúc tại Văn thánh đều dựa vào kiểu kiến trúc thời đầu nhà Nguyễn, nằm tại trung tâm của làng Hà Lam, gần bàu sen Hà Kiều thơ mộng, với nhiều cây cối cổ thụ hàng trăm năm tuổi.

   Cầu Hà Kiều do Hà Đình do Hà Đình Nguyễn Thuật vân động xây dựng     

    Văn thánh  bao hàm cả ba chức năng. Đó là nơi thờ Khổng Tử, nơi đặt Bia ghi tên các vị khoa bảng, tiết hạnh, hào nghĩa và cũng là nơi dùng để dạy học cho con cháu trong làng, trong phủ.  Cùng nằm chung trong quần thể Văn thánh Hà Lam còn có miếu Ngũ vị, miếu Bà Đa, miếu thờ Tổ sư nghề Hát bội, nhà ông Thượng Hà Đình Nguyễn Thuật, cầu Hà Kiều,các đền thờ, chùa chiền…tất cả đã tạo ra một dòng chảy văn hóa mang đậm nét nền giáo dục Nho học một thời của vùng đất Thăng Hoa – Xứ Quảng. Văn thánh Hà Lam nay chỉ còn trong ký ức của lớp hậu sinh, nhưng với nhiều bậc cao niên thì khác. Ông Nguyễn Công Xuân, nay tuổi đã ngoài chin mươi vẫn nhớ như  in về  Văn thánh Hà Lam xưa, bởi khi đó ông còn nhỏ, thường theo cha đến đây dạy học : “ Ngày trước Văn thánh Hà Lam to lắm, rộng rãi như đình làng cũ Hà Lam xưa. Sau Hậu tẩm, trước Tiền đường, hai bên có tả hữu, hữu vô . Lớp như tôi còn nhỏ đi học ở đây. Hàng năm các ông văn thân trong làng có trách nhiệm hướng dẫn các bô lão  họp ở đó, cũng là nơi tổ chức giỗ làng tháng hai, tháng tám”

    Tại khuôn viên Văn thánh Hà Lam, lúc đầu người ta chỉ dựng 6 tấm bia khắc tên 165 vị khoa bảng qua 13 triều Vua. Trong đó có 1 vị Tiến sĩ ở xã Bình An, 3 Phó bảng là ông Nguyễn Thuật ở Hà Lam, ông Võ Vĩ ở Bình Giang và ông Võ Đăng Xuân ở xã Bình Tú bây giờ, 31 vị Hương Cống, cử nhân và 129 vị Sinh đồ, Tú tài. Đến năm 1936, dưới triều vua Bảo Đại, có thêm 5 tấm bia được khắc dựng, bao gồm 3 tấm bia ghi công đức, 1 tấm bia ghi lịch sử làng Hà Lam và 1 tấm bia ghi tên 13 bà tiết nghĩa phụ của phủ Thăng Bình. Do chiến tranh tàn phá, toàn bộ khu Văn thánh bị phế tích nên hai trong số 11 tấm bia bị vỡ, số còn lại  nhân dân trong làng Hà Lam đã chuyển toàn bộ về bảo quản tại Tiền hiền Hà Lam. Những văn bia này có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu tìm về lịch sử Văn miếu.

         Văn miếu Hà Lam ngày xưa là nơi thờ cúng, hội họp của làng, của phủ nên luôn được bảo quản trang nghiêm. Hàng năm, vào tháng 2 âm lịch, các vị khoa bảng toàn phủ họp hội, tế lễ để tưởng nhớ đức Khổng Tử cùng với các vị khoa bảng đã vãn. Vào tháng 8 âm lịch, các vị quan thân tổ chức lễ tưởng niệm, tục gọi là “ Tế thánh” với ý nghĩa tôn sư trọng đạo, đề cao sự học, thể hiện sự thành kính với các bậc hiền tài, đồng thời vận động quyên góp tiền bạc, ruộng đất gây quỹ cho làng, cho phủ. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Văn thanh đã bị triệt hạ theo chủ trương “ Vườn không nhà trống”. Nhưng trước đó, những dấu tích của Văn  thánh đã được người dân trong Làng cất giấu và giữ gìn tại Tiền hiền Hà Lam. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, các chư tộc trong Làng đã đứng ra quyên góp để xây dựng lại Tiền hiền. Qua nhiều lần trùng tu, thậm chí phá dỡ để xây mới, Tiền hiền Hà Lam được xây dựng khang trang để nhân dân hương khói thành kính biết ơn các bậc tiền nhân đã khai hoang, mở cõi lập ra làng Hà Lam. 

Ông Võ Văn Minh- Trưởng ban Bảo tộc Tiền hiền  Hà Lam cho biết : “Năm Vua Thành Thái, Tiền hiền Ha Lam được xây dựng, đến năm 1955 trùng tu trở lại, nhưng năm 1998 được xây dựng trở lại hoàn toàn từ nguồn vận động của nhân dân. Hồi kháng chiến chống Pháp là nơi hội họp của dân,  sang đến kháng chiến chống Mỹ, nơi đây địch thường xuyên tra tấn các chiến sỹ cộng sản”.

           Nỗ lực phục dựng di tích

    Thăng Bình cũng như  mọi miền quê khác của  Quảng Nam, bên cạnh truyền thống đi đầu trong chống ngoại xâm, nhiều người còn biết đến truyền thống hiếu học của con người nơi đây. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Quảng Nam là “đất học”. “Học để ấm vào thân”, tinh thần hiếu học, trọng việc học, biết khắc phục khó khăn, nghèo khổ để theo việc học hành như một nét đẹp nổi trội của vùng quê xứ Quảng. Do vậy các bậc tiền nhân đã lập nên các Văn thánh nhằm mục đích tôn vinh sự học, lưu giữ cho con cháu mai sau truyền thống hiếu học của cha ông. Văn thánh  không chỉ là một di sản kiến trúc, còn là mô hình minh chứng của việc giáo dục, đào tạo , rèn luyện các lớp người phụng sự Tổ quốc. Với ý nghĩa đó, từ năm 2014 đến nay, huyện Thăng bình đã nỗ lực tìm cách phục dựng lại Văn thánh Hà Lam để tuyên truyền giáo dục về những truyền thống  tốt đẹp của địa phương, của dân tộc về tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo cho lớp con cháu hậu sinh, từ việc mở hội thảo, sưu tầm tư liệu, bảo tồn các thiết chế văn hóa.. Ông Bùi Thắng Lợi – Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Thăng Bình cho biết:Huyện rất quan tâm phục dựng và phát huy các giá trị di tích. Đến nay đã thông qua qui hoạch 1/500 khu văn hóa Hà Kiều, trong đó có thiết chế Văn thánh Hà Lam. Sau khi đã phục dựng Văn thánh thì  huyện sẽ có chủ trương giới thiệu và quảng bá cho thế hệ học sinh sau này biết và phát huy tốt giá trị di tích đối với những người con Thăng Bình”. Một tin vui đến với chính quyền và nhân dân Hà Lam và huyện Thăng Bình, ngày 14/4/2019 tức ngày 10.3 năm Kỷ Hợi, UBND Thị trấn Hà Lam sẽ  long trọng tổ chức lễ đón bằng “Di tích lịch sử văn hóa  cấp tỉnh Văn thánh Thăng Bình ( Văn thánh Hà Lam)”, đây là điều kiện thuận lợi để có nguồn kinh phí phụng dựng di tích.

  


   Trường TH Kim Đồng được xây dựng trên nền móng Văn thánh Hà Lam trước đây

    Một số nhà nghiên cứu và chức sắc địa phương đã đưa ra một số ý tưởng đề xuất phương pháp để phục dựng lại Văn thánh Hà Lam với cả hai cách nhìn, giữa phương diện văn hóa vật thể với văn hóa phi vật thể. Dù phương án nào cũng cần sự quyết tâm của chính quyền các cấp.

    Dân tộc Việt nam ta có lòng yêu nước nồng nàn, luôn khao khát tìm về quá khứ với đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”. Bao thế hệ người Việt đã một thời tồn tại, xây dựng, và hình thành nên một nền văn hóa có dấu ấn riêng, là nguồn tư liệu quí về cội nguồn văn hóa dân tộc như Văn thánh Hà Lam. Do vậy, việc phục dựng lại di tích, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử của Văn thánh Hà Lam là một việc cần thiết../.

Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)
Mã xác nhận (*)

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng