Chi tiết tin

A+ | A | A-

Góc nhìn về dân chủ và dân chủ Xã hội chủ nghĩa.

Người đăng: Admin Huyện ủy Ngày đăng: 16:36 | 11/10/2016 Lượt xem: 1260

Dân chủ là một phạm trù chính trị, là sản phẩm của mối quan hệ giai cấp, là một trong những hình thức tổ chức bộ máy nhà nước của xã hội, thực thi quyền lực của giai cấp thống trị.Có 3 đặc trưng cơ bản của dân chủ : một là thừa nhận nguyên tắc thiểu số phụ tùng đa số, hai là thừa nhận quyền bình đẳng giữa các công dân, mà chủ yếu là bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, nam hay nữ…nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh; ba là thừa nhận cội nguồn của quyền lực thuộc về nhân dân.

 Dân chủ là một phạm trù lịch sử trước hết bởi vì nó là sản phẩm của mối quan hệ giai cấp, tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, khi xã hội còn phân chia giai cấp. Dân chủ ra đời chỉ khi con người có nhu cầu, chế độ XH nguyên thuỷ không có dân chủ do tất cả mọi người đều bình đẳng, đến khi XH phân chia giai cấp thì dân chủ mới xuất hiện. Như vậy dân chủ gắn liền với chế độ chính trị và gắn với giai cấp nhất định. Tuy nhiên không phải Nhà nước nào trong xã hội có phân chia giai cấp cũng ban hành chế độ dân chủ. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, đã trãi qua các xã hội khác nhau từ thấp đến cao. Nhưng trong các chế độ đó,  chỉ các giai cấp thống trị như : giai cấp chủ nô, giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản mới có quyền dân chủ, còn hầu hết các giai cấp quần chúng nhân dân lao động - những người sáng tạo và làm nên lịch sử, động lực thúc đẩy lịch sử phát triển – thì không được thực hiện dân chủ đúng với bản chất của nó, nói cách khác dân chủ chỉ thuộc về giai cấp thống trị.

Hồ Chí Minh đã đưa ra quan niệm đặc sắc về dân chủ bằng diễn đạt rất ngắn gọn: “Dân là chủ”, “Dân làm chủ”, “Dân là gốc”, “Nước ta là nước dân chủ”, “Dân chủ là cái chìa khóa vạn năng”. Khẳng định vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, Hồ Chí Minh nói: “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, và quan trọng hơn Hồ Chí Minh còn khẳng định phải làm cho dân được hưởng quyền làm chủ xã hội trên thực tế. Từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân làm chủ” là một bước tiến về chất của dân chủ. Theo Hồ Chí Minh, phải làm sao cho người dân có quyền làm chủ, có điều kiện làm chủ, biết hưởng quyền làm chủ, đồng thời biết dùng quyền làm chủ. Muốn vậy nhân dân phải có năng lực làm chủ. Năng lực đó không phải bỗng dưng mà có, không phải từ trên trời rơi xuống, không phải do “ban phát” mà, một mặt, Đảng, Nhà nước phải tạo ra cơ chế, chính sách, luật pháp thích hợp; mặt khác, người dân phải phấn đấu, rèn luyện, phải học dân chủ, phải nâng cao trình độ hiểu biết về dân chủ, phương pháp thực hành dân chủ và bản lĩnh thực hành dân chủ. Có như vậy, nhân dân mới có quyền dân chủ thực sự, tránh tình trạng dân chủ chung chung, dân chủ hình thức.

 

Sự ra đời của dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là kết quả tất yếu của lịch sử đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động vì sự nghiệp giải phóng toàn thể nhân dân lao động, là sự thay thế tất yếu hợp quy luật đối với dân chủ tư sản, vừa là một bước phát triển về chất của dân chủ. Lần đầu tiên trong lịch sử, nền dân chủ được thiết lập cho đại đa số nhân dân lao động đã được hình thành.  Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, thì nó cũng là quá trình tự tiêu vong.Dân chủ với tư cách là một phạm trù chính trị, nên bao giờ cũng mang tính giai cấp trong nội dung cơ bản nhất của nó. Trong mọi thời kỳ lịch sử, việc thực hiện dân chủ cho một tập đoàn xã hội có nghĩa là loại trừ hay hạn chế dân chủ của những tập đoàn XH khác. Điều đó đúng cho mọi loại hình dân chủ kể cả dân chủ của giai cấp vô sản. Đối tượng của sự chuyên chính không thể được hưởng các quyền dân chủ. Do vậy, trong nền dân chủ XHCN, dân chủ và chuyên chính bổ sung cho nhau, là điều kiện và tiền đề tồn tại cho nhau.

Ðể tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HÐH đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của Ðảng đề ra, chúng ta phải coi trọng phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vì nó là một mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển đến phát triển. Quá trình này cần có thời gian và môi trường ổn định, đặc biệt là ổn định chính trị, nếu không có sự ổn định thì không thể làm được việc gì. Muốn duy trì ổn định xã hội để tiến lên phải phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội./.

Tác giả: Trương Thanh Châu

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Lịch công tác tuần

Text/HTML


 

Văn kiện đảng bộ huyện

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

000031242607