Chi tiết tin

A+ | A | A-

Cơ sở xoa bóp của Hội Người mù huyện Thăng Bình: 18 năm xây dựng và trưởng thành

Người đăng: Admin Huyện ủy Ngày đăng: 15:05 | 22/04/2025 Lượt xem: 55

Người dân thị trấn Hà Lam và các xã lân cận có lẽ sẽ không còn xa lạ với địa chỉ số 53, đường Thái Phiên, cơ sở xoa bóp kết hợp xông hơi của Hội Người mù huyện Thăng Bình. Điểm giải toả mệt mỏi, chữa lành cảm mạo mỗi khi ai đó bị trái gió trở trời.

 

Cơ sở xoa bóp Hội Người mù huyện Thăng Bình.

Ông Phan Văn Thanh - Chủ tịch Hội Người mù huyện Thăng Bình cho biết, năm 2005, 3 hội viên người mù huyện Thăng Bình được cử tham gia các khoá đào tạo nghề xoa bóp bấm huyệt cổ truyền, phục hồi chức năng do Trung ương Hội Người mù Việt Nam phối hợp tổ chức tại TP.Đà Nẵng. Đủ điều kiện về con người, tuy nhiên điều kiện về kinh phí, mua sắm trang thiết bị phục vụ là rào cản lớn khiên Hội Người mù huyện chưa thể mở cơ sở xoa bóp do người mù thực hiện. Đem trăn trở này tâm sự cùng lãnh đạo huyện, lãnh đạo tỉnh Hội tại những diễn đàn giao lưu, gặp gỡ. Trong một buổi làm việc, chia sẽ với những trăn trở của đồng chí Nguyên Bí thư Huyện uỷ Thăng Bình - Lê Văn Lai, một nữ doanh nhân tên Lam sinh sống và làm việc tại TP.Hồ Chí Minh đã kết nối hỗ trợ Hội người mù huyện tháo gỡ khó khăn. Năm 2006, chị đã đồng ý hỗ trợ Hội Người mù huyện số tiền 3,5 triệu đồng giúp huyện mở cơ sở dịch vụ xoa bóp do hội viên người mù của huyện trực tiếp quản lý và thực hiện. “Số tiền hỗ trợ không lớn nhưng đã trở thành động lực lớn thúc đẩy sự quyết tâm về một hướng đi mới cho hoạt động của Hội lúc bấy giờ” - ông Thanh nói.

Bước đầu, Hội thu hẹp nơi nghỉ và sinh hoạt của anh chị em hội viên, nhường một phòng, đặt 2 giường gỗ làm địa điểm mở dịch vụ xoa bóp. Đội ngũ quản lý và kỹ thuật viên gồm 4 người. Ban đầu, do khách hàng chưa nắm bắt thông tin và chưa quen, bên cạnh đó, Hội phải tập trung kinh phí mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ nên 2 năm đầu doanh thu của cơ sở không đủ bù chi.

          Không chùng bước trước khó khăn, cán bộ Hội và các kỹ thuật viên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, trên hệ thống loa, kênh thông tin chính thống của huyện, truyền thông từ những khách hàng sau khi tham gia dịch vụ giới thiệu truyền miệng cho người chưa biết về cơ sở xoa bóp của người mù huyện và những hiệu quả trị liệu mang lại.

Kỹ thuật viên đang thực thiện các động tác xoa bóp, xoay bấm huyệt cho khách hàng.

Kỹ thuật viên Lê Thị Minh Nguyệt chia sẻ, Nguyệt sinh năm 1995, quê ở xã Bình Chánh (cũ), trong một gia đình có 4 anh chị em. Nguyệt là người duy nhất trong nhà không may bị mù vĩnh viễn. Từ sự động viên của gia đình, vận động của các cô chú ở huyện Hội, năm 2023, em tham gia sinh hoạt tại Hội Người mù huyện, được tạo điều kiện theo học các khoá định hướng di chuyển, học nghề xoa bóp do tỉnh Hội tổ chức tại trường Cao đẳng y tế kỹ thuật Quảng Nam, sau đó em về làm việc tại cơ sở dịch vụ xoa bóp của Hội Người mù huyện Thăng Bình từ năm 2023 đến nay. Hiện tại, Nguyệt là kỹ thuật viên có lượng khách xoa bóp đông nhất.

Với sức trẻ và tinh thần ham học hỏi nâng cao tay nghề, năm 2024, Nguyệt là cá nhân duy nhất của huyện Thăng Bình đạt giải tại hội thi tay nghề kỹ thuật viên xoa bóp do Hội Người mù tỉnh Quảng Nam tổ chức. Có 11 giải thưởng được trao cho các thí sinh xuất sắc. Trong đó, thí sinh Lê Thị Minh Nguyệt, kỹ thuật viên xoa bóp Hội Người mù huyện Thăng Bình đạt giải Khuyến khích trong hội thi lần này.

Kỹ thuật viên Lê Thị Minh Nguyệt (hàng đầu, thứ 3 từ phải sang) tại hội thi nâng cao tay nghề.

Lê Thị Minh Nguyệt còn cho biết, có thời điểm em tham gia phục vụ xoa bóp, massage tại các cơ sở dịch vụ vùng ven thành phố Hội An, nơi thu hút khách du lịch, tuy có công ăn việc làm và thu nhập tương đối khá, nhưng để chuẩn bị tương lai, ổn định cuộc sống lâu dài, Nguyệt dự định cùng anh Hùng (hội viên người mù quê xã Bình Quế), cũng là kỹ thuật viên xoa bóp tại Hội nên duyên vợ chồng và gắn bó suốt đời với cơ sở dịch vụ xoa bóp của Hội Người mù huyện Thăng Bình.

          Để cơ sở được tiếp tục phát triển được tốt hơn, hằng năm, Hội thực hiện chỉnh trang, nâng cấp các phòng xoa bóp thoáng mát, sạch đẹp và mua sắm trang thiết bị phục vụ đảm bảo tiện nghi. Hiện cơ sở dịch vụ xoa bóp của Hội Người mù huyện Thăng Bình đã trang bị 3 phòng massage, 9 giường và 1 lò xông hơi. Hội thường xuyên quan tâm cử các hội viên mới đi học, đồng thời tổ chức truyền nghề từ hội viên đã học cho hội viên chưa học, toàn hội hiện có 22 kỹ thuật viên, trong đó, phục vụ tại cơ sở 8 người, còn lại tham gia hỗ trợ hoạt động tại các cơ sở dịch vụ massage trong hệ thống hội trong và ngoài tỉnh.

Cơ sở xoa bóp Hội Người mù huyện Thăng Bình hiện triển khai với các loại dịch vụ xông hơi, massage toàn thân, xoay bấm huyệt,…

Từ mức phí từ 10.000 đồng đến 20.000 đồng trên một lượt những năm 2006, hiện nay, giá vé tham gia dịch vụ tại cơ sở xoa bóp của Hội Người mù huyện Thăng Bình tăng gấp 5 lần/lượt khách, nhưng vẫn thu hút khá đông lượng người đến tham gia trải nghiệm với các loại dịch vụ xông hơi, massage toàn thân, xoay bấm huyệt,… Sau 18 năm hoạt động, doanh thu không ngừng được cải thiện, tạo thu nhập ổn định cho các lao động tại đây.

Ông Phan Văn Thanh cho biết, năm 2024, cơ sở này đạt số doanh thu hơn 600 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho 8 lao động, với mức lương bình quân 4 triệu đồng/người/tháng, tăng gấp 8 lần so với thu nhập những năm đầu thành lập. Ngoài ra, đơn vị còn trích 10% nguồn tổng doanh thu hàng háng để hỗ trợ KTV tham gia đóng BHXH động viên họ yên tâm công tác, không ngừng trao dồi nâng cao tay nghề góp phần phục vụ người dân trên địa bàn ngày một tốt hơn.

Tác giả: Hồng Năm

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Lịch công tác tuần

Text/HTML


 

Văn kiện đảng bộ huyện

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

000030733240