Chi tiết tin

A+ | A | A-

Chung tay bảo vệ, phòng chống xâm hại trẻ em

Người đăng: Admin Huyện ủy Ngày đăng: 21:32 | 01/06/2020 Lượt xem: 16808

“Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em” là chủ đề của Tháng hành động vì trẻ em năm 2020, thời gian thực hiện từ ngày 01/6/2020 đến ngày 30/6/2020.

Mục đích kế hoạch Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 là nhằm tạo sự chuyển biến đồng bộ về nhận thức, hành động, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và toàn xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, trong đó chú trọng công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà hảo tâm tiếp tục ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em; chung tay giúp đỡ về vật chất và tinh thần, cải thiện môi trường sống cho trẻ em, tạo điều kiện và cơ hội để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh và phát triển toàn diện.

Tháng hành động tập trung tuyên truyền phổ biến Luật Trẻ em, Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em, pháp luật về thực hiện các quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, các chính sách, chương trình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; kiến thức phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước, phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng (Covid-19); phong trào “Toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”... Tập trung đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động, công trình, sáng kiến, thông điệp của Tháng hành động vì trẻ em năm 2020. Tập huấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em, kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. Kết nối với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), Tổng đài Trung tâm Công tác xã hội Quảng Nam (số 18001581) để mọi người dân và trẻ em liên hệ miễn phí khi có nhu cầu. Biểu dương khen thưởng, nhân rộng gương điển hình trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phát hiện, ngăn chặn, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm và lên án các hành vi, vụ việc ngược đãi, bạo lực, xâm hại, bóc lột và xao nhãng đối với trẻ em. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, hội đoàn thể, tổ chức xã hội, cá nhân có hình thức động viên và tặng quà, học bổng... cho trẻ em, quan tâm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt khó học giỏi, trẻ em bị bạo lực hoặc bị xâm hại, trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo, trẻ em sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội...

Nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, chống xâm hại trẻ em là giải pháp rất quan trọng nhằm giảm thiểu, đẩy lùi các vụ xâm hại trẻ em. Ngay từ môi trường gia đình, các bậc phụ huynh phải trang bị đầy đủ kiến thức về phòng, chống xâm hại trẻ em, tuyệt đối không tạo ra những cơ hội để các đối tượng xâm hại có thể lợi dụng như để trẻ ở một mình, gửi trẻ nhờ trông hộ hay thiếu quan tâm, chia sẻ cùng con. Không chỉ trang bị đầy đủ kiến thức để bảo vệ con em, các bậc phụ huynh và người lớn trong gia đình cũng cần tìm hiểu, trang bị kiến thức phòng, chống xâm hại trẻ em cho mình, tránh để bản thân trở thành đối tượng xâm hại trẻ em bằng việc đánh đập, bạo hành tinh thần con trẻ.

(Ảnh: Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai)

Tại các trường học, trẻ cần được trang bị các kiến thức về giới tính, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em nói chung, phòng chống xâm hại tình dục và bạo lực nói riêng. Việc nắm vững kiến thức về phòng, chống xâm hại trẻ em không chỉ giúp người dân bảo vệ con em mình mà thức đầy đủ về quyền của mình để có thể đấu tranh trong những trường hợp con em bị xâm hại. Cùng với giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, chống xâm hại trẻ em, cơ quan chức năng cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, xử lý nghiêm minh các vụ việc xâm hại trẻ em, không để lọt tội phạm. Thực tế cho thấy, thời gian qua, một số vụ việc xâm hại tình dục, các hành vi dâm ô đã bị cộng đồng xã hội lên án mạnh mẽ và cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh, không chỉ góp phần bảo vệ trẻ em trước các hành vi xâm hại mà có tác dụng to lớn trong việc răn đe các đối tượng.

Phòng, chống xâm hại trẻ em nói chung, xâm hại tình dục trẻ em nói riêng còn nhiều khó khăn, thách thức bởi những thương tổn và sự nhạy cảm đối với nạn nhân trong các vụ việc này. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp từ gia đình, nhà trường, sự chung tay phối hợp của các ban, ngành liên quan và toàn xã hội với các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, xử lý các vụ việc,… là vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo đảm một môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ.

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, là mầm xanh cần được bảo vệ, bồi dưỡng. Một tác động tiêu cực dù là nhỏ nhất cũng có thể để lại nhiều hậu quả khôn lường. Vì vậy vấn đề an toàn cho trẻ em, nhất là nơi công cộng, trong trường học, nơi làm việc, ngoài xã hội, an toàn trên môi trường mạng…cần phải được tập trung có giải pháp để phòng ngừa, nhằm kiềm giảm tội phạm xâm hại trẻ em, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ./.

Tác giả: Trung Hiếu

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Lịch công tác tuần

Text/HTML


 

Văn kiện đảng bộ huyện

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

000031329969