Để có được những biến đổi tích cực
Kế thừa trong phát triển văn hóa cũng là một quá trình tất yếu.Trong các thành tố văn hóa-khi hoạch định những giải pháp bảo tồn- các nhà quản lý, thực hành văn hóa cần lưu ý đến trước hết vấn đề giá trị (value), sau đó là niềm tin (belief) và quy chuẩn (norms).Trước tiên phải xác lập qua so sánh,đối chiếu, tổng hợp-bằng cái nhìn “liên ngành”-tính chất giá trị của hiện tượng, biểu hiện văn hóa, sản phẩm văn hóa-là những tiêu chuẩn mà theo đó các thành viên của một cộng đồng xác định cái gì tốt và cái gì xấu, linh thiêng hay không linh thiêng, đẹp hay xấu, độc đáo hay bình thường.Các giá trị văn hóa ảnh hưởng đến tình cảm, hành vi của các thành viên trong một cộng đồng.Chẳng hạn như đối với bộ trang phục truyền thống xác lập sản phẩm ấy có gì “giá trị” về chất liệu vải, có tính ích dụng gì trong đời sống, có giá trị thẩm mỹ gì về mặt trang trí hoa văn, tạo hình, có gì “khác biệt” so với các tộc người khác...Niềm tin là một khía cạnh khác của văn hóa phi vật thể.Niềm tin là các quy tắc văn hóa, niềm tin liên quan đến thế giới quan-thế giới quan giúp con người diễn giải, hiểu biết về thế giới thực tại.Niềm tin văn hóa giúp con người đồng cảm với cộng đồng văn hóa, ủng hộ cho lợi ích của các nhóm cụ thể trong xã hội.Quy chuẩn là các nguyên tắc của xã hội, cộng đồng về hành vi đúng và sai để con người lựa chọn phải cư xử như thế nào trong các tình huống cụ thể.
Để bảo tồn một truyền thống văn hóa như văn hóa vật thể cần bảo tồn không gian văn hóa vật thể, các hoạt động văn hóa tinh thần (phi vật thể) làm nên tính sống động của vật thể (lễ hội,diễn xướng nghi lễ, nghệ thuật...) có tính nguyên trạng, nguyên gốc- cần có chính sách bảo tồn vùng nguyên liệu, quy cách, quy trình chế tác, quy trình trao truyền kinh nghiệm tiến hành lễ thức, thực hành nghệ thuật.Đối với các loại hình nghệ thuật dân gian-phi vật thể nên cố phục dựng các môi trường diễn xướng càng gần với nguyên trạng càng tốt-nhất là môi trường làng quê có ruộng vườn, sông nước tự nhiên hay các tụ điểm đường phố có tính thoáng mở, thân thiện. Cần đa dạng hóa việc trao truyền như trao truyền theo nội bộ gia đình, nhóm gia đình, thông qua việc tổ chức hội thi, hội diễn-như Hội An tổ chức thi chọn anh hiệu, chị hiệu hô hát bài chòi (trò chơi bài chòi) hay nhất, Trung tâm VH-TT Tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thi “Đàn và hát dân ca” dành cho các Câu lạc bộ “Đàn và hát dân ca” xã, phường toàn tỉnh lần thứ I/2014.
Để tránh việc biến đổi văn hóa theo xu hướng tiêu cực ngoài việc xác lập hệ giá trị, niềm tin, quy chuẩn, trong hoạch định chính sách, giải pháp bảo tồn cần bổ sung giải pháp “xã hội hóa” như việc khuyến khích tư nhân, các nhóm tự nguyện bảo tồn văn hóa như việc hình thành và hoạt động của đội hò đưa linh-hộ tang phường Cửa Đại (Hội An)-bảo tồn loại hình nghệ thuật dân gian hò đưa linh dường như thất truyền ở địa phương, hay Hội bảo tồn văn hóa Cơ-Tu ở miền núi Quảng Nam
Điều quan ngại nhất vẫn là vấn đề mỗi con người “ứng xử văn hóa” đối với các hiện tượng văn hóa, sản phẩm văn hóa, truyền thống văn hóa vốn diễn ra hàng ngày, hàng giờ và xu thế biến đổi tiêu cực của văn hóa nhất là trong thời xuyên văn hóa (cross culture), toàn cầu hóa văn hóa (culturial globalization)-một bối cảnh mà giữa các nền văn hóa toàn cầu và các nền văn hóa bản địa đã xảy ra cuộc đấu tranh liên tục “cái thứ nhất đòi thống trị về chính trị và kinh tế, cái thứ hai đòi tồn tại và giữ nguyên vẹn”
(4)