Hơn 10 năm tham gia trực tiếp cất bốc hài cốt liệt sĩ, đối với Thượng tá Huỳnh Thanh Hải đó là khoảng thời gian cho anh được nhiều cung bậc cảm xúc nhất. Mỗi một địa chỉ được chỉ điểm để tìm hài cốt liệt sĩ đều khiến anh cảm thấy như một trọng trách nặng nề đối với những người đã ngã xuống và hơn nữa là sự huy vọng của những thân nhân gia đình liệt sĩ. Bởi theo anh Hải, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, các thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương của mình để đem lại bình yên cho dân tộc. Trong cuộc chiến không cân sức ấy, có những người đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, vậymà thân xác họ vẫn mãi nằm lại nơi đất khách quê người. Mặc dù đã được thân nhân tìm kiếm nhưng con số tìm được là rất hạn chế. Do đó, khi có thông tin về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thì việc đào xới phải thận trọng và quyết đoán. Mặc dù với cương vị là chính trị viên quản lý chung về mọi mặt, nhưng anh đặc biệt quan tâm đến mãng công tác chính sách. Trong công tác này, anh chú trọng đến công việc quy tập, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Do đó, anh đề ra cho mình một nguyên tắc, nguyên tắc thứ nhất khi tìm được hài cốt thì phải có chứng cứ rõ; thứ 2, người cung cấp phải có cơ sở về mặt thực tiễn,; thứ ba khi đào bớt, thì phải có hài cốt, nếu xương cốt có tan ra thì còn hình hài. Hơn nữa, đối với những người làm công tác chính sách mà cứ ngộ nhận hoặc chiều theo ý của gia đình và hơn nữa là theo ý của nhà ngoài cảm thì vô hình chung mình làm sót hài cốt đồng đội.Chính những nguyên tắc riêng của bản thân mà Thượng tá Huỳnh Thanh Hải- chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện đã áp dụng vào thực tiễn và thành công. Anh Hải kể, năm 2005, khi ấy anh đang tham gia công tác làm trợ lý chính sách ở tỉnh. Được cấp trên giao cho đi tìm hài cốt liệt sĩ ở Đại Lộc. Hài cốt này có thân nhân ở Hà Nội vào. Trong quá trình đi tìm, họ dựa vào nhà ngoại cảm là chị Phan Thị Bích Hằng . Sau vài giờ đồng hồ, lực lượng dân quân huyện Đại Lộc khai quật lên thì có một lớp đất đen, không có xương và không có hình hài của hài cốt. Lúc này, nhà ngoại cảm xác nhận với thân nhân gia đình đó là hài cốt của liệt sĩ. Riêng đối với bản thân Thượng tá Hải cho rằng đây không phải là hài cốt. Rồi một năm sau đó, hài cốt đã được tìm thấy cách chỗ tìm cũ 5m. Thượng tá Huỳnh Thanh Hải- Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện Thăng Bình cho biết: Nếu như trong quá trình tìm kiếm, mình không kiên quyết ngay từ ban đầu hay làm cho xong thì mình chỉ hốt được nắm đất đen đưa vào nghĩa trang. Trong khi đó, đồng đội của mình vẫn nằm lại ở ngoài. Nếu như làm việc này mà không có tâm, không có tình, không có lý thì vô hình trung mình tạo ra món nợ cho lương tâm.

Thượng ta Huỳnh Thanh Hải- Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện đang kể lại những kỳ niệm khi trực tiếp tham gia cất bốc hài cốt liệt sĩ.
Từ năm 2002 -2008, Thượng tá Huỳnh Thanh Hải làm trợ lý chính sách Ban chỉ huy quân sự tỉnh. Đến năm 2009, anh được điều động làm chính trị viên phó BCH QS huyện Thăng Bình. Sang đến năm 2010, anh giữ chức chính trị viên. Trong giai đoạn từ 2011 đến nay, từ các nguồn tin khác nhau về thông tin tìm hài cốt liệt sĩ, Ban chỉ huy Cơ quan quân sự huyện đã phối hợp với Phòng Lao động- Thương bình và xã hội huyện, Hội cựu chiến binh huyện đã tìm kiếm được 37 hài cốt liệt sĩ đưa vào nghĩa trang hoặc trở về lại với thân nhân để hương khói. Hầu hết các liệt sĩ được tìm thấy hài cốt đều do Thượng tá Huỳnh Thanh Hải trực tiếp tham gia cất bốc. Mới đây nhất, vào tháng 3.2017, BCH CQ Quân sự huyện phối hợp với Phòng Lao động- Thương binh và xã hội huyện, trong đó Thượng tá Huỳnh Thanh Hải đã có mặt trực tiếp tại thôn 6 xã Bình Dương (huyện Thăng Bình) để tìm kiếm 2 liệt sĩ là Nguyễn Tấn Lãnh (SN 1949, xã Bình Minh huyện Thăng Bình) và Nguyễn Nêu (SN 1952 xã Bình Minh huyện Thăng Bình). Thông tin chỉ điểm 2 hài cốt liệt sĩ là người đồng đội Đặng Ngọc Hòa (SN 1945 xã Bình Minh huyện Thăng Bình), cũng là người trực tiếp chôn cất 2 liệt sĩ nói trên. Theo Thượng tá Huỳnh Thanh Hải, với cương vị chính trị viên, lúc này anh có mặt tiến hành kiểm tra, lúc đầu anh cùng một số người đào suốt 2 giờ liền nhưng chỉ phát hiện có một lớp đất đen. Lúc đầu, anh xác định đây chưa phải là hài cốt. Nguyên tắc của những người công tác chính sách, đặc biệt là người trực tiếp cất bốc phải xác định đó là hài cốt và phải những vật chứng như giây dù, dày dép hoặc quần áo. Nhưng trường hợp này chỉ có lớp đất đen, có rễ dương ăn vào. Để kiểm chứng thêm thông tin, anh đã dùng tay để tìm kiếm thêm xung quanh. Lúc này phát hiện được xương. Anh khẳng định đó chính là hài cốt.Thượng tá Huỳnh Thanh Hải cho biết thêm: Việc làm hết sức tình nghĩa, vì nhiều lý do khác nhau mà không trở về với gia đình. Từ nhiều nguồn tin khác nhau, trên cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ thì mình mới tiến hành cất bốc. 1 việc tâm đắc, 2 liệt sĩ này có thân nhân ở Bình Minh tham gia chiến đấu ở Bình Dương và được đồng đội trực tiếp tham gia chôn cất.
Chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, nhưng những đau đáu, dằn vặn của những người thân có liệt sĩ hi sinh trong các cuộc chiến vẫn là tiếng thở dài. Bởi thân xác của họ vẫn còn đâu đó trên dải đất hình chữ S, mà chưa được thân nhân tìm được để hương khói. Và những việc làm nghĩa tình nghĩa như tìm kiếm thông tin, trực tiếp cất bốc liệt sĩ để đưa vào nghĩa trang hoặc về với đất mẹ của Thượng tá Huỳnh Thanh Hải- Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện Thăng Bình thật đáng trân trọng.