Chi tiết tin

A+ | A | A-

Bình Tú duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới

Người đăng: Admin Huyện ủy Ngày đăng: 14:22 | 29/03/2017 Lượt xem: 1241

Bình Tú là xã đầu tiên của huyện Thăng Bình đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2014. Không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được, nhân dân trong xã tiếp tục thi đua lao động, sáng tạo trong sản xuất, duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Nông dân Bình Tú giao sản phẩm cho đơn vị Liên kết giống lúa. Ảnh TK

           Theo ông Nguyễn Đình Hồng- Bí thư Đảng ủy xã Bình Tú, trong phát triển kinh tế của địa phương, là một xã  thuần nông nên lãnh đạo xã tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lấy phát triển nông nghiệp phục vụ cho nông nghiệp để đạt hiệu quả cao hơn. Từ  việc sản xuất lúa thuần địa phương chuyển sang liên kết sản xuất lúa giống để nâng cao năng suất và giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Chỉ riêng năm 2016, Bình Tú đã liên kết với các công ty sản xuất các loại lúa giống với diện tích gần 50 ha, thu từ 60 đến 65 triệu đồng/ha. “Ngoài ra địa phương chú trọng việc sin hóa đàn bò và nạc hóa đàn lợn. Riêng về vấn đề này, HĐND xã đã ban hành Nghị quyết về cơ chế hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015-2020. Trong 2 năm thực hiện, tỷ lệ đàn bò lai đạt ngưỡng cao. Chính nhờ vậy,  thu nhập của người dân tăng cao đã làm khởi sắc bộ mặt nông thôn, cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất tinh thần của người dân đã có nhiều cải thiện rõ nét”. Ông Hồng nói thêm.

          Nếu ở vào thời điểm cách đây hơn 3 năm, điều mà Đảng bộ, chính quyền xã Bình Tú  lo lắng băn khoăn nhất không phải là xây dựng cơ sở vật chất mà phải làm sao để người dân hiểu rõ nông thôn mới là cách làm mới, tư duy mới trong sản xuất. Bởi Bình Tú là xã thuần nông, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đảng bộ và chính quyền xã tích cực tuyên truyền, vận động, người dân hiểu rõ mục đích việc xây dựng nông thôn mới, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cách nghĩ, cách làm. Đường lối đúng, chỉ đạo sát với thực tế, người dân đồng  thuận cùng thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ngày một  hoàn thiện. Cán đích nông thôn mới là một nổ lực lớn của xã Bình Tú nhưng khi được công nhận xã nông thôn mới lại đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây phải làm gì để giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí và phát huy hiệu quả xã nông thôn mới. Ngoài việc, tuyên truyền vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo thị trường và theo hướng hàng hóa, các ủy viên BCH Đảng bộ xã xuống từng thôn để lắng nghe những khó khăn, kiến nghị, phát sinh từ cơ sở, kịp thời có những giải pháp phù hợp. Nhờ vậy, Bình Tú dù cán đích hơn 2 năm nhưng nhiệt huyết của người dân không hề thay đổi. Trong năm 2016, người dân đã tự nguyện hiến trên 5.000 m2 đất, làm trên 5 km giao thông nông thôn  và đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện các nhà văn hóa thôn.

          Nói đến việc chuyển đổi tư duy trong phát triển kinh tế, gia đình ông Huỳnh Công Phượng sinh năm 1962, thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú là điển hình. Người cựu chiến binh này bén duyên với nghề nấm linh  chi khi con ông là  Huỳnh Bá Thuần theo học nghề trồng nấm tại Trường cao đẳng Lương thực Đà Nẵng. Khi xem qua tài liệu của con trai, ông Phượng đã tự mày mò nghiên cứu trồng nấm linh chi. Năm 2013, ông Huỳnh Công Phượng chính thức bước vào nghề làm nấm. Chỉ sau hơn 3 năm, ông đã trở thành chủ trang trại nấm linh chi nổi tiếng cả khu vực và trở điểm học tập của nhiều người. Ông Huỳnh Công Phượng cho biết: “Nông dân bây giờ phải tư duy nhiều hơn để có thể cải thiện đời sống vật chất. Không còn cái cảnh, con trâu đi trước, cái cày theo sau. Đối với nghề trồng nấm linh chi của gia đình, tôi nghĩ nếu mình không liều lĩnh, không táo bạo trong suy nghĩ thì mình cũng không có được cái nghề như bây giờ. Hiện tại, tôi đang sử dụng loại máy hấp nấm. Tương lai, công nghệ máy móc sẽ thay thế dần sức lao động của con người. Bên cạnh đó, sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe và trên hết là tránh được tình trạng ô nhiễm môi trường”.

          Ngoài các dịch vụ ngành nghề hiện có như: xay xát, ăn uống, buôn bán vật tư nông nghiệp, tạp hoá, các ngành nghề thợ mộc, thợ xây phát triển ổn định, trong năm 2016, các cơ sở may công nghiệp, gia công giày da, mây tre, sản xuất đũa tre, chế biến nông sản, gia công chế biến thủy sản đã mở rộng qui mô sản xuất giải quyết trên 1.000 lao động tại địa phương, thu nhập của người dân nâng lên rõ rệt. Nếu như khi được công nhận xã NTM, thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 21 triệu đồng/người/năm thì  gần 3 năm sau đã lên đến 28 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn xã hiện chỉ còn 3 %. Các tiêu chí đạt được chất lượng ngày càng cao. Là một trong 2 địa phương của huyện Thăng Bình được đánh giá duy trì và nâng cao chất lượng bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015./.

Tác giả: Trường Khải

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Lịch công tác tuần

Text/HTML


 

Văn kiện đảng bộ huyện

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

000031413628