Chi tiết tin

A+ | A | A-

Chuột gây hại lúa Đông Xuân tại Thăng Bình

Người đăng: Admin Huyện ủy Ngày đăng: 17:24 | 09/03/2016 Lượt xem: 1238

Năm 2015, do ảnh hưởng của thời tiết ít mưa lũ nên chuột sinh sôi phát triển mạnh, vì vậy, vụ lúa Đông Xuân năm 2015 - 2016 nhiều diện tích lúa của bà con nông dân trên địa bàn huyện Thăng Bình đang bị thiệt hại nặng do bị chuột cắn phá. Đặc biệt chuột cắn phá vào đúng giai đoạn lúa trổ đòng nên khả năng mất mùa là rất lớn.

Ảnh: Nhiều diện tích lúa ở huyện Thăng Bình bị chuột gây hại.

Gia đình ông Võ Phụng (tổ 5, thị trấn Hà Lam) có 5 sào ruộng thì đến nay, khi lúa đang vào giai đoạn chuẩn bị làm đòng thì bị chuột phá gần 2 sào. Hiện tại ông phải mua lưới về để rào xung quanh các thửa ruộng của gia đình mình nhưng chuột vẫn tìm đường vào cắn phá. Nhiều thửa ruộng của ông bị chuột cắn phá trên 50% diện tích. Ông Võ Phụng cho biết: mặt dù đã dùng nhiều biện pháp để diệt chuột như thuốc, đặt bẩy hoặc trộn bột ớt, luyn với vôi để tạo ra mùi nồng bôi ở đường chuột hay đi nhưng vẫn phá bình thường.

Cũng giống như gia đình ông Phụng, gia đình ông Võ Hưng Nhựt (tổ 5, thị trấn Hà Lam) có 3 sào ruộng thì hơn một nữa diện tích cũng bị chuột cắn phá. Ông Nhựt cho biết: ngay sau khi sạ thì đã bị chuột phá hại, nhưng đặc biệt đến giai đoạn này thì mức độ chuột cắn phá lúa diễn ra nghiêm trọng hơn.

Hiện tại, để hạn chế mức độ thiệt hại, người dân một số xã như Bình Giang, Bình Tú, Bình Trung của huyện Thăng Bình đã tiến hành ra quân diệt chuột. Theo thống kê của trạm bảo vệ thực vật huyện Thăng Bình thì đến nay trên địa bàn huyện có hơn 100 ha lúa bị chuột cắn phá. Theo ông Võ Duy Anh – Trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thăng Bình thì để diệt chuột hiệu quả bà con nông dân cần áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp. "Khi tổ chức đánh bả cần cho chuột ăn mồi không có thuốc độc trước 2 đến 3 ngày rồi sau đó mới trộn mồi và bả để tránh hiện tượng “nhát bả”. Ngoài ra, cần kết hợp dùng các loại bẩy thủ công như bẩy lồng, bẩy kẹp, bẩy ống tre, bẩy bán nguyệt… đặt dọc đường đi hoặc cửa hang chuột, vị trí đặt bẩy cần được giữ cố định trong nhiều đêm để diệt chuột. Ngoài ra, bà con cần rắc thêm vật liệu tương tự  như cỏ rác, đất bùn, để tránh sự phát hiện nhạy bén của chuột. Bà con không được sử dụng điện để diệt chuột"- ông Anh nói.

          Theo nhiều nông dân của huyện Thăng Bình, do năm nay không có mưa lũ lớn nên chuột có điều kiện sinh sôi phát triển mạnh và gây hại lúa trên diện rộng. Đây là nguyên nhân chính, tuy nhiên chuột hại lúa là câu chuyện không phải chỉ mới xảy ra trong vụ Đông Xuân năm nay. Bởi vậy để bảo vệ mùa màng người dân cần chủ động có biện pháp tìm diệt chuột ngay từ đầu đầu vụ, chứ không thể đến khi khả năng mất mùa hiện hữu thì mới tìm cách phòng trừ.

Tác giả: Trung Thực - Minh Tân

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Lịch công tác tuần

Text/HTML


 

Văn kiện đảng bộ huyện

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

000031405467