Ba là, giữ vững chế độ và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Sinh hoạt chi bộ có vị trí quan trọng trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ. Sinh hoạt chi bộ được duy trì đều đặn, thường xuyên có chất lượng sẽ làm cho đường lối, chính sách của Đảng, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên được quán triệt, thực hiện nghiêm túc; trí tuệ và trách nhiệm của đảng viên được nâng cao, kỷ luật của Đảng được tăng cường, quan hệ giữa Đảng với quần chúng được củng cố, phát triển; nội bộ chi bộ đoàn kết, thống nhất cao.
Muốn nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt chi bộ, cần đặc biệt coi trọng ba tính chất sinh hoạt Đảng trong các chi bộ: tính lãnh đạo, tính chiến đấu và tính giáo dục. Ba tính chất trên có mối quan hệ mật thiết và có sự tác động qua lại, biện chứng thống nhất; cho nên, phải thực hiện đồng bộ mới có kết quả. Trách nhiệm đó thuộc về đại hội chi bộ, đảng bộ, cấp ủy và mỗi đảng viên. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cần thường xuyên cải tiến và đổi mới nội dung sinh hoạt. Có thể phân loại hình thức sinh hoạt chi bộ thành ba vấn đề: sinh hoạt chính trị: bàn và ra các nghị quyết, quyết định lãnh đạo; sinh hoạt học tập: nghiên cứu, quán triệt, thảo luận các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghe thông tin, thời sự trong nước và quốc tế; sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Tùy nội dung sinh hoạt mà lựa chọn hình thức sinh hoạt cho phù hợp.
Bốn là, phát huy vai trò của quần chúng Nhân dân trong xây dựng chi bộ
Gắn bó mật thiết và phát huy vai trò của quần chúng Nhân dân trong xây dựng chi bộ thể hiện bản chất giai cấp công nhân, tính Nhân dân, tính dân tộc sâu sắc của Đảng; là nguồn sức mạnh, là vấn đề có ý nghĩa sống còn của Đảng, là tiêu chuẩn của một Đảng mác-xít, đồng thời là vấn đề cơ bản, cấp bách của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Thường xuyên chăm lo vận động và phát huy vai trò của quần chúng Nhân dân tham gia thực hiện tốt “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với mọi hoạt động của chi bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong mối quan hệ Đảng - Dân, quần chúng là người giám sát rất chặt chẽ, công tâm mọi hoạt động của chi bộ, hành vi, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực của cán bộ, đảng viên. Thông qua đó, Nhân dân kịp thời góp ý xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; chủ trương, biện pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ; bổ sung nguồn lực ưu tú nhất trong quần chúng Nhân dân vào Đảng; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của quần chúng Nhân dân trong xây dựng địa phương, đất nước.
Năm là, làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong xây dựng chi bộ, kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, khi đã có chính sách đúng, thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức thực hiện, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra; muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp ủy đảng phải tăng cường công tác kiểm tra.
Theo Người, kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên, cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho Nhân dân. Do đó, góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng và tổ chức. “Muốn chống bệnh quan liêu, bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi”. Vì vậy, cấp ủy cấp trên, cũng như cấp ủy chi bộ cần có nghị quyết lãnh đạo sát đúng và thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát. Thông qua kiểm tra, giám sát, sẽ quản lý chặt chẽ từng cán bộ, đảng viên; đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm tư cách, thoái hóa biến chất về đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng, vi phạm các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.
Mọi đảng viên phải được đặt trong phạm vi kiểm tra, giám sát của chi bộ. Kiểm tra không phải là “vạch lá tìm sâu”, làm giảm thành tích. Kiểm tra phải có hệ thống, kịp thời, khách quan, công minh, chính xác, sâu sát. Chỉ có như vậy, công tác xây dựng chi bộ mới có hiệu quả, các cấp ủy, chi bộ mới bảo đảm được vai trò lãnh đạo của mình, hoàn thành sứ mệnh và trọng trách mà Nhân dân giao phó.
Việc nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng nói chung, trong xây dựng chi bộ nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xây dựng mô hình “chi bộ bốn tốt”, “đảng bộ cơ sở bốn tốt” là nhằm thực hiện triệt để, có hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/6/2022 của ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới”. Bởi vậy mỗi cấp ủy, chi bộ, đảng bộ nên đưa ra những giải pháp, tiêu chí thực hiện cụ thể, phù hợp và sát vời tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả.