Chi tiết tin

A+ | A | A-

Phụ nữ tham gia phát triển kinh tế vùng cát

Người đăng: Admin Huyện ủy Ngày đăng: 14:43 | 27/06/2016 Lượt xem: 2515

Gần 1 năm nay, cơ sở may của chị Phạm Thị Nhi (sinh năm 1978, thôn 6, xã Bình Dương, huyện Thăng Bình) đi vào hoạt động đã góp phần tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ ở địa phương.

Sau khi tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và học hỏi các mô hình hiệu quả, tháng 7/2015, vợ chồng chị Phạm Thị Nhi quyết định đầu tư 300 triệu đồng để xây dựng cơ sở may với 20 máy, nhận các lao động nữ từ 18-35 tuổi tại địa phương. Nhớ lại những ngày đầu mới đi vào hoạt động, chị Nhi cho biết lúc ấy khó khăn chồng chất, vì chưa quen nên đầu vào và đầu ra còn lúng túng. Mặt khác công nhân đa số là những lao động nữ chưa có tay nghề. Cơ sở phải thuê kỹ thuật và đào tạo bắt đầu từ những kỹ năng cơ bản. Chị Nhi chia sẻ: “Vì chị em chưa quen nên nhiều lúc hàng bị hư nên phải tốn thêm khâu sửa để mới có thể xuất hàng đi được. Sau một thời gian thì các chị em bắt đầu quen dần, tay nghề ổn định nên lỗi mắc phải cũng ít hơn.” Phụ nữ làng biển bao đời nay vốn gắn bó với những chuyến đi mắm, đi cá hay các công việc khác liên quan đến biển, đất sản xuất ở đây ít, vào mùa biển động chị em đa số nhàn rỗi. Là một trong số những cơ sở may đầu tiên của thôn 6, cơ sở may của chị Nhi đã góp phần đem nghề về làng. Từ đây, nhiều chị em đã được nhận vào làm và được đào tạo tay nghề. Chị Nhi cũng cho biết thêm, công nhân ở cơ sở của chị không ổn định, có người sau khi đã lành nghề lại xin nghỉ và chuyển đến các công ty lớn để may. Đây là khó khăn cho cơ sở của chị nhưng dù vậy chị vẫn luôn nhiệt tình hỗ trợ để góp phần tạo công ăn việc làm cho chị em. Không những thế, những người khuyết tật cũng được nhận vào phụ trách những công đoạn đơn giản, dễ làm. Nhờ vậy, họ vừa có thêm thu nhập vừa có thêm niềm vui sống mỗi ngày.

          Một công nhân tại cơ sở chị Nhi cho hay, các chị làm tính theo sản phẩm, mỗi ngày 8 tiếng, với những người mới vào làm, sau khi đã ăn uống trung bình mỗi tháng thu nhập từ 3 triệu đến 3.500.000 đồng. Do được làm gần nhà nên số lương ấy đã góp phần giúp các chị trang trải cuộc sống gia đình. Không chỉ thu hút lao động đến cơ sở, chị Nhi còn phân hàng để chị em có thể tự làm tại nhà kiếm thêm thu nhập. Trường hợp cần thiết, chị hỗ trợ máy may cho gia đình. Nhờ vậy, có gia đình hai vợ chồng cùng tham gia làm mỗi tháng thu nhập gần 10 triệu đồng.

          Hiện nay, trung bình hằng tháng cơ sở của chị xuất đi khoảng 5000 hàng may mặc. Thời gian đến, chị Nhi dự định mở rộng cơ sở, tăng cường thêm máy may, đặc biệt, chị sẽ tích cực giao hàng về những hộ gia đình có tay nghề để họ tự làm tại nhà. Như thế chị em sẽ chủ động thời gian trong công việc và có thể chăm sóc con nhỏ./.

Tác giả: PHẠM THỊ DIỆU

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Lịch công tác tuần

Text/HTML


 

Văn kiện đảng bộ huyện

Liên kết website

Lượt truy cập

Tổng số lượt truy cập

000031319852