Search
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng: “Quy hoạch là nguồn lực của mọi nguồn lực” | Người dân Bình Chánh đồng thuận chủ trương sáp nhập xã | Xây dựng Thôn nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Lý Trường, xã Bình Phú | Mặt trận các xã Bình Quý và Bình Sa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029 | Thường trực Huyện ủy làm việc với xã Bình Hải | Lãnh đạo huyện Thăng Bình thăm người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn | Nhân dân Làng Phú Hoà (xã Bình An) tổ chức Lễ Giỗ quốc Tổ Hùng Vương năm 2024 | Văn hoá hướng về cội nguồn trong tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng | Trường THPT Thái Phiên tuyên dương học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi năm 2023 - 2024 | Giai đoạn 2022 - 2025, Thăng Bình phê duyệt 39 dự án phát triển sản xuất | Hướng về đất Tổ | Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ đối với Công an huyện Thăng Bình | Tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống người dân | Thăng Bình về nhì giải Bóng chuyền nam vô địch tỉnh Quảng Nam 2024 | Bình Dương khai mạc Đại hội TD-TT năm 2024 | Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Thăng Bình: Người dân đồng thuận | Thăng Bình công bố quy hoạch xây dựng vùng huyện giai đoạn đến năm 2030 | Thăng Bình xếp thứ 2 toàn tỉnh về chất lượng hoạt động tín dụng chính sách | UBKTHU Thăng Bình: Giao ban công tác Quý I năm 2024 | Thăng Bình giảm được 483 hộ nghèo trong 3 năm (2021-2023)
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Chủ động phòng ngừa bệnh đạo ôn trên cây lúa

Tác giả: Thu Sương - Minh Tân Ngày đăng: 10:04 | 02/04 Lượt xem: 5774

Nông dân Thăng Bình vốn có tập quán sản xuất các giống như BC15, KD18, 13/2,…và đây cũng là những giống dễ bị đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông phát sinh gây hại. Thế nhưng, bằng kinh nghiệm cùng với tuân thủ đúng hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, bà con nơi đây đã chủ động phòng ngừa hiệu quả bệnh này. Nhờ đó, góp phần đảm bảo năng suất cho toàn vụ.


(Ảnh: Nông dân chủ động phun phòng bệnh đạo ôn)

Canh tác 2ha giống lúa 13/2 tại cánh đồng khu phố 5, thị trấn Hà Lam, thế nhưng, nhờ phòng ngừa kịp thời mà gia đình ông Nguyễn Văn Hùng đã bớt đi nỗi lo vụ này thất thu vì bệnh đạo ôn gây hại. Kinh nghiệm được ông Hùng đưa ra đó là phun thuốc phòng trừ. :Để phòng ngừa đạo ôn, cổ bông, sau khi sạ 1 tháng nên phun ngừa rồi cần theo dõi những giai đoạn tiếp theo như 45 ngày, 2 tháng, trước khi lúa trổ 7- 10 ngày, sau khi lúa trổ. Lúa gia đình tôi nhờ vậy mà bây giờ ổn định không bị đạo ôn gây hại.”- ông Hùng cho hay.

Cũng vậy, lão nông 75 tuổi Nguyễn Hữu Phụng ở khu phố 5, thị trấn Hà Lam sau khi thăm đồng đầy phấn khởi. Có thâm niên làm lúa hàng chục năm và từng nhiều lần bị mất mùa bởi bệnh đạo ôn, kinh nghiệm cùng với sự hướng dẫn của Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện, ông Phụng rút ra được rằng, đạo ôn chỉ có phòng chứ đợi đến lúc bệnh đã phát sinh gây hại thì rất khó. “Bệnh đạo ôn trước khi lúa trổ thì nên phun thuốc ngừa, chứ để hư, bị rồi thì không phun nữa. Không phun thuốc thì chắc chắn sẽ bị gây hại. Cùng với đó, giống thì sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng do các công ty giống uy tín cung cấp chứ không sử dụng giống của gia đình để lại.”- ông Phụng cho biết thêm.

Bệnh đạo ôn xuất hiện ngay cổ bông hoặc cổ lá lúa, ban đầu với những chấm màu đen, thâm quanh. Sau khi ăn quanh cổ lúa thì dinh dưỡng sẽ không thể nuôi cây lúa được, hạt bắt đầu khô. Tất cả hiện tượng này gây thất thu năng suất khoảng 30- 40%, diện tích bị nặng có thể lên đến hơn 70%. Ông Hồ Ngọc Quảng- Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện cho biết, “trừ” rất phức tạp, không trừ được nên “phòng” là chính. Phòng theo giai đoạn sinh trưởng. “Sau 30 ngày dặm tỉa xong, cần phun trừ đậu ôn lá; khi đứng cái làm đòng, bà con cần kiểm soát đồng ruộng,  khi phát hiện tỉ lệ nhỏ xuất hiện trên cổ lá bắt đầu phun. Trước và sau khi lúa trổ thì phun thuốc phòng trừ đặc hiệu, có thời gian cách ly 14 ngày trở lên và giữ cho lúa trổ an toàn.”- ông Hồ Ngọc Quảng cho biết thêm.

Cũng theo ông Quảng, Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện thường xuyên có thông báo chỉ đạo các địa phương hướng dẫn nông dân phun thuốc đặc hiệu để phòng ngừa. Đặc biệt, khuyến cáo bà con sử dụng thuốc đúng liều lượng, chú ý phun đủ lượng nước, phun ướt đều mặt lá. Ruộng bị bệnh đạo ôn lá cần phải có nước hoặc đủ ẩm, ruộng bị khô hạn bệnh càng nặng; hạn chế việc bón phân đạm, phân kaly khi lúa đang bị đạo ôn lá. Chỉ bón phân sau khi phun thuốc và trên lá mới không còn vết bệnh. Tuyệt đối không hỗn hợp thuốc phòng trừ đạo ôn với phân bón qua lá, thuốc kích thích sinh trưởng.

 Vụ Đông- Xuân 2019- 2020, thời tiết tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, đối với những diện tích lúa trổ từ đầu tháng 3 đến 10/3, một số ngày do sương mù nhiều, trên những nhóm giống như BC15, KD18, 13/2,… khả năng xuất hiện bệnh đậu ôn là rất cao. Thế nhưng, nhờ chủ động phòng ngừa mà theo thống kê, diện tích bị nhiễm đạo ôn lá, cổ lá, cổ bông chỉ có 97ha trên tổng diện tích hơn 8.300ha./.

Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)
Mã xác nhận (*)

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng