Search
Thường trực Huyện ủy làm việc với xã Bình Hải | Lãnh đạo huyện Thăng Bình thăm người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn | Nhân dân Làng Phú Hoà (xã Bình An) tổ chức Lễ Giỗ quốc Tổ Hùng Vương năm 2024 | Văn hoá hướng về cội nguồn trong tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng | Trường THPT Thái Phiên tuyên dương học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi năm 2023 - 2024 | Giai đoạn 2022 - 2025, Thăng Bình phê duyệt 39 dự án phát triển sản xuất | Hướng về đất Tổ | Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ đối với Công an huyện Thăng Bình | Tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống người dân | Thăng Bình về nhì giải Bóng chuyền nam vô địch tỉnh Quảng Nam 2024 | Bình Dương khai mạc Đại hội TD-TT năm 2024 | Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Thăng Bình: Người dân đồng thuận | Thăng Bình công bố quy hoạch xây dựng vùng huyện giai đoạn đến năm 2030 | Thăng Bình xếp thứ 2 toàn tỉnh về chất lượng hoạt động tín dụng chính sách | UBKTHU Thăng Bình: Giao ban công tác Quý I năm 2024 | Thăng Bình giảm được 483 hộ nghèo trong 3 năm (2021-2023) | Năm 2024, Thăng Bình phấn đấu vận động hơn 11 tỷ đồng Quỹ “Vì người nghèo” | Mặt trận xã Bình Tú vận động được gần 870 triệu đồng Quỹ vì người nghèo | Người Bí thư chi bộ hết lòng vì dân | Phát huy tinh thần xung kích tình nguyện thanh niên
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Hướng đi mới cho phát triển kinh tế vùng Tây Thăng Bình

Tác giả: Minh Quốc Ngày đăng: 15:14 | 14/08 Lượt xem: 7998

Trong những năm qua, vấn đề phát triển kinh tế vùng là một chủ trương lớn được các cấp, các ngành quan tâm; bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đã tạo động lực cho cả huyện nói chung và khu vực vùng Tây nói riêng có sự chuyển biến nhất định về nhiều mặt. Tuy nhiên, tại địa bàn vùng Tây vẫn còn những hạn chế trong phát triển kinh tế, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao so với mặt bằng chung toàn huyện, đời sống nhân dân nơi đây vẫn còn khó khăn...nên việc tìm hướng đi mới cho phát triển kinh tế vùng Tây của huyện là một trong những ưu tiên hàng đầu.

    Vai trò của kinh tế vùng Tây

Vùng Tây huyện Thăng Bình gồm 07 xã (Bình Lãnh, Bình Trị, Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Phú, Bình Chánh, Bình Quế), diện tích tự nhiên 13.699 ha, (chiếm tỷ lệ 33,23% diện tích toàn huyện); dân số 10.574 hộ, với 37.567 khẩu (chiếm tỷ lệ 20,67% dân số toàn huyện), mật độ dân số 274 người/km. Đây là khu vực có địa hình bán sơn địa, phần lớn là đồi núi thấp, diện tích đất trồng cây hằng năm 4.534,48 ha chiếm tỉ lệ 33,1% diện tích đất tự nhiên. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, khô hạn, lượng mưa bình quân/năm 2.200mm. Vùng Tây huyện là địa bàn chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh, giữ gìn môi trường sinh thái và có tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong tương lai. Đây là vùng căn cứ địa cách mạng gắn liền với 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Thăng Bình. Sự phát triển của vùng Tây có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Trong những năm qua vấn đề phát triển kinh tế vùng là một chủ trương lớn được các cấp, các ngành quan tâm; bằng việc đề ra và tổ chức thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đã tạo động lực cho cả huyện nói chung và khu vực vùng Tây nói riêng có sự chuyển biến nhất định về nhiều mặt. Tuy nhiên, tại địa bàn vùng Tây vẫn còn những hạn chế trong phát triển kinh tế, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, đời sống nhân dân nơi đây vẫn còn khó khăn.

Phát triển kinh tế vùng Tây chủ yếu tập trung vào nông nghiệp trong khi năng suất và chất lượng của các mặt hàng nông sản truyền thống chưa cao, sản xuất manh mún nhỏ lẻ. Thị trường nông sản không ổn định, giá cả thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với người nông dân. Tình trạng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng một cách tùy tiện đã có dấu hiệu vượt quá mức cho phép của môi trường sinh thái, dẫn đến thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho sức khỏe con người; mặt khác công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chậm phát triển, chưa có giải pháp để thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp. Nhận thức rõ vai trò của phát triển kinh tế vùng Tây trong nhiều năm qua, huyện Thăng Bình đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế, ổn định đời sống cho nhân dân lao động địa phương, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi sang nền sản xuất hàng hóa bước đầu thu được nhiều kết quả. Cơ cấu kinh tế của các xã Vùng Tây chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Tuy vậy vẫn còn nhiều hạn chế cần có sự tác động từ các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh để hỗ trợ kích cầu thúc đẩy sản xuất phát triển của huyện, phát triển kinh tế vùng Tây nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trong khu vực.


(Mô hình trồng tiêu của nông dân xã Bình Phú)
      Hướng đi mới để phát triển

Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng Tây của huyện Thăng Bình giai đoạn 2020 - 2025 vừa được HĐND huyện Thăng Bình thông qua có thể xem là hướng đi mới cho sự phát triển của vùng. Huyện sẽ  bố trí gần 700 tỷ đồng để hỗ trợ cho các dự án, mô hình đầu tư để tạo đà phát triển kinh tế vùng tây của huyện.

Sản xuất nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được ưu tiên đầu tư. Đối với các vùng sản xuất tập trung, đủ điều kiện được quy định tại Nghị quyết số 20/NQ-HĐND, ngày 20/12/2016 về tích tụ, tập trung ruộng đất của HĐND huyện Thăng Bình giai đoạn 2016 - 2020 và đến năm 2025 thì sẽ hỗ trợ cho các hợp tác xã và tổ hợp tác để triển khai thực hiện; đối với các vùng sản xuất đủ điều kiện thực hiện theo nguồn vốn phát triển sản xuất, chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) thực hiện theo nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của tỉnh. Đối với vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang cây trồng khác, ngân sách hỗ trợ một phần chi phí mua giống và vật tư sản xuất; đối với chuyển đổi từ cây lúa sang cây dược liệu hỗ trợ 10 triệu đồng/ha (cây dược liệu hằng năm) và 25 triệu đồng/ha (cây dược liệu lâu năm); đối với chuyển từ cây lúa sang cây ăn quả hỗ trợ 25 triệu đồng/ha; đối với chuyển đổi từ cây lúa sang cây tiêu hỗ trợ 50 nghìn đồng/choái tiêu. Đối với chăn nuôi, hỗ trợ 30 triệu đồng/mô hình nuôi gà đồi), 10 triệu đồng/mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học; hỗ trợ 50 triệu đồng/mô hình nuôi bò nhốt bán thâm canh; đối với máy phục vụ chăn nuôi, hộ đăng ký thực hiện mô hình nuôi gà để ấp trứng làm giống, ngoài hỗ trợ một lần sau đầu tư, được hỗ trợ 01 máy ấp trứng/hộ; hộ đăng ký thực hiện mô hình nuôi bò nhốt bán thâm canh, ngoài hỗ trợ một lần sau đầu tư, được hỗ trợ 01 máy băm cỏ/hộ. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn khai thác sau 10 năm tuổi, ngoài hỗ trợ 8 triệu đồng/ha theo chủ trương của tỉnh, huyện Thăng Bình sẽ hỗ trợ thêm 4 triệu đồng/ha; hỗ trợ 20 triệu đồng/ha đối với hộ trồng cây dược liệu dưới tán rừng; hỗ trợ 15 triệu/ha đối với hộ trồng mây dưới tán rừng.

Huyện còn có hướng đầu tư phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Đối với cụm công nghiệp Bình An, trong năm 2019 sẽ tiến hành kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng từ nguồn vốn doanh nghiệp cân đối và nguồn hỗ trợ tỉnh; đến năm 2020, nếu không có doanh nghiệp đầu tư sẽ giao Trung tâm PT CCN-TM&DV huyện lập hồ sơ thành lập cụm công nghiệp, quy hoạch chi tiết 1/500; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong các năm 2020 - 2021 để cho thuê đất. Đối với cụm công nghiệp Rừng Lãm, trong năm 2019, kêu gọi doanh nghiệp giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng bằng nguồn vốn doanh nghiệp cân đối và nguồn hỗ trợ của tỉnh; đến năm 2020 nếu không có doanh nghiệp đầu tư, giao Trung tâm PT CCN-TM&DV huyện lập hồ sơ thành lập cụm, quy hoạch chi tiết 1/500; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong các năm 2021 - 2025 để cho thuê đất. Đối với cụm công nghiệp Châu Xuân Tây, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư trong năm 2020 với diện tích 50ha; đến năm 20211, nếu không có doanh nghiệp đầu tư, giao Trung tâm PT CCN-TM&DV huyện lập hồ sơ thành lập và quy hoạch chi tiết 1/500; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong các năm 2022 - 2025 để cho thuê đất. Đối với cụm công nghiệp Dốc Tranh, năm 2019 kêu gọi doanh nghiệp bỏ vốn giải phóng mặt bằng, đầu tư nhà máy sản xuất; đến năm 2020 giao cơ quan liên quan lập hồ sơ thành lập, quy hoạch chi tiết, kêu gọi doanh nghiệp tiếp tục bỏ vốn giải phóng mặt bằng, đầu tư sản xuất giai đoạn 2021 - 2025. Đối với hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, thực hiện việc hỗ trợ theo Quyết định số 39/2004/QĐ-UBND, ngày 04/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam; theo đó: cơ sở chế biến và bảo quản nông sản, lâm sản, thực phẩm sẽ hỗ trợ một phần máy móc, thiết bị, nhà xưởng với trị giá không quá 50 triệu đồng/cơ sở; cơ sở chế biến phân từ phế, phụ phẩm nông nghiệp sẽ hỗ trợ một phần máy móc, thiết bị, nhà xưởng với trị giá không quá 400 triệu đồng/cơ sở; việc nâng cấp cơ sở thành nhà máy chế biến và bảo quản nông sản chất lượng cao hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/nhà máy (giai đoạn 2022 - 2025).

          Lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch cũng được huyện quan tâm đầu tư, hỗ trợ. Huyện sẽ hỗ trợ tỷ đồng/ 1 chợ để tiến hành xây dựng, nâng cấp chợ trên địa bàn huyện. Trên lĩnh vực du lịch, huyện sẽ đầu tư dự án Khu lưu trú trải nghiệm Đồng Dương tại Gò Bông, xã Bình Định Bắc với diện tích 43 ha; huyện cũng có kế hoạch quy hoạch các khu du lịch sinh thái, di tích lịch sử; đầu tư hạ tầng các điểm du dịch. Đầu tư từ nguồn vồn trung hạn của tỉnh, ngân sách của huyện, nguồn vốn sự nghiệp, lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình khác và các nguồn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để xây dựng kết cấu hạ tầng.

          Tin tưởng rằng với sự nỗ lực, quyết tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền và của cả hệ thống chính trị, cùng với những định hướng, cơ chế hỗ trợ, tạo động lực sẽ khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, tạo ra cú hích thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong toàn vùng, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, tạo diện mạo nông thôn các xã vùng Tây ngày càng khởi sắc./.

Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)  
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)  
Mã xác nhận (*)
 

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập

 
 





Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng