Search
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng: “Quy hoạch là nguồn lực của mọi nguồn lực” | Người dân Bình Chánh đồng thuận chủ trương sáp nhập xã | Xây dựng Thôn nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Lý Trường, xã Bình Phú | Mặt trận các xã Bình Quý và Bình Sa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029 | Thường trực Huyện ủy làm việc với xã Bình Hải | Lãnh đạo huyện Thăng Bình thăm người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn | Nhân dân Làng Phú Hoà (xã Bình An) tổ chức Lễ Giỗ quốc Tổ Hùng Vương năm 2024 | Văn hoá hướng về cội nguồn trong tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng | Trường THPT Thái Phiên tuyên dương học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi năm 2023 - 2024 | Giai đoạn 2022 - 2025, Thăng Bình phê duyệt 39 dự án phát triển sản xuất | Hướng về đất Tổ | Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ đối với Công an huyện Thăng Bình | Tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống người dân | Thăng Bình về nhì giải Bóng chuyền nam vô địch tỉnh Quảng Nam 2024 | Bình Dương khai mạc Đại hội TD-TT năm 2024 | Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Thăng Bình: Người dân đồng thuận | Thăng Bình công bố quy hoạch xây dựng vùng huyện giai đoạn đến năm 2030 | Thăng Bình xếp thứ 2 toàn tỉnh về chất lượng hoạt động tín dụng chính sách | UBKTHU Thăng Bình: Giao ban công tác Quý I năm 2024 | Thăng Bình giảm được 483 hộ nghèo trong 3 năm (2021-2023)
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Những mô hình kinh tế ở Bình Phú

Tác giả: Thu Sương- Trung Thực Ngày đăng: 14:25 | 21/01 Lượt xem: 10555

Thời gian qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn xã Bình Phú, huyện Thăng Bình đã thu hút đông đảo cán bộ, hội viên và nông dân tham gia. Nhiều mô hình hiệu quả được nhân rộng, những mô hình mới đã xuất hiện góp phần thay đổi tư duy xản xuất của người dân.

Trước đây, gia đình anh Võ Văn Đức và chị Trương Thị Thủy (tổ 8, thôn Đức An, xã Bình Phú) nuôi gần 30 con bò, nhưng hầu hết là bò cỏ với hình thức nuôi thả rông nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Đầu năm 2014, anh chị quyết định bán toàn bộ số bò trên, đầu tư làm chuồng trại kiên cố và chuyển qua nuôi bò lai nhốt. Với số vốn 100 triệu đồng, 2 vợ chồng lặn lội đến các huyện lân cận để tìm mua 3 con bò lai. Sau gần 5 năm, đến nay vợ chồng anh chị đã có được một đàn bò lai hơn 10 con với tổng giá trị gần 300 triệu đồng. “Việc nuôi bò lai cũng tương tự như nuôi bò cỏ, thức ăn chủ yếu là cỏ, ngoài ra cho bò ăn thêm ngô và đậu tương nghiền nhỏ, nấu chín. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho 4 con bò lai của gia đình gia đình tôi đã trồng được 4 sào cỏ, song song với đó, tôi còn đi cắt thêm cỏ đồng cải thiện thức ăn cho bò. Sắp tới, do nhận thấy việc nuôi bò lai nhốt này mang lại hiệu quả nên tôi sẽ tiếp tục mua thêm 2 con bò nữa”- Chị Thủy chia sẻ.

(Ảnh: Vườn khổ qua đang vào mùa thu hoạch của ông Nguyễn Xô)

Hơn nửa năm sau sự việc hàng trăm hộ trồng tiêu ở các xã vùng Tây huyện Thăng Bình điêu đứng vì tiêu chết hàng loạt, vườn tiêu của ông Nguyễn Viết Trãi, thôn Linh Cang, xã Bình Phú vẫn xanh tốt và đang sắp bước mùa thu hoạch. Ít ai biết người đàn ông đã hơn 60 tuổi này, hàng chục năm trước từng ăn nên làm ra với tiêu nhưng cũng chính tiêu làm ông rơi vào khánh kiệt. Sau nhiều lần loay hoay chuyển hết con này, cây kia, 2 năm gần đây, ông lập nghiệp lại cùng cây tiêu với những cách làm cải tiến hơn. “Tiêu là loại cây rất cần nước nhưng lại không chịu được ngập úng nên trước khi trồng mình phải làm đất thành từng luống để có thể tiêu nước kịp thời khi trời mưa lớn. Sau khi thử nghiệm thì tôi nhận thấy tiêu Vĩnh Linh phù hợp với đất đai và điều kiện thời tiết ở địa phương nên thay vì trồng Tiên Phước, những năm nay tôi đều chọn giống tiêu Vĩnh Linh.”- ông Trãi cho biết. Sắp tới, trên gần 1 ha đất của gia đình, ông Trãi dự định xuống giống khoảng 1000  choái tiêu Vĩnh Linh.

Hơn 10 năm trước, ông Nguyễn Xô, tổ 12, thôn Long Hội, xã Bình Phú đã mạnh dạn chuyển hẳn 2ha đất sản xuất lúa của gia đình sang trồng môn hương, khổ qua và dưa leo. Từ bỏ cây lương thực chủ lực để chuyển sang trồng các loại cây trồng cạn, kinh nghiệm chưa nhiều, thị trường cũng không mấy rộn ràng. Thế nhưng, khó khăn là vượt qua, trong ông, chưa hề có suy nghĩ sẽ bỏ giữa chừng. Bởi, ông biết quanh năm loay hoay trên những cánh đồng không thể chủ động nước tưới thì không thể làm giàu nhờ lúa. “Trồng các loại cây trồng cạn này tính ra thu nhập gấp 3 lần cây lúa. Nhưng, dịch bệnh thì cũng nhiều. Sau khi học hỏi kinh nghiệm từ các hộ nông dân ở những vùng khác rồi lên mạng tìm hiểu, tôi tự mua các loại thuốc sinh học về và pha chế. Dần dà rồi quen. Bây giờ, mùa nào, bệnh nào trên cây gì, trị như thế nào là tôi nhớ và cứ thế làm.”- ông Xô cho hay. Không chỉ vậy, ông còn giải quyết việc làm cho 4-6 lao động ở địa phương. Đặc biệt, ông còn chủ động thuê đất ở các xã lân cận để phát triển các loại cây trồng cạn này. Mục tiêu hướng đến của gia đình là kinh tế nhưng song song với đó, chất lượng sản phẩm, an toàn cho người tiêu dùng vẫn được ông đặt lên hàng đầu.

Ông  Trương Kim Đông – Chủ tịch UBND xã Bình Phú cho biết, trong thời gian qua công tác phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại ở địa phương đã có nhiều thay đổi tích cực. Tính đến thời điểm hiện nay, địa phương đã khuyến khích nhân dân đầu tư phát triển ngoài gần 30 mô hình trồng tiêu (mỗi mô hình từ trên 400 choái) và 8 mô hình trồng dừa xiêm với số lượng hơn 2000 cây (tương đương với diện tích 4 ha) và hơn 10 mô hình vườn mẫu lại thôn Long Hội. “Bên cạnh đó, Bình Phú còn vận động người dân trồng cây cau Tiên Phước, các mô hình chăn nuôi bò lai vẫn được duy trì, vận động nông dân tiếp tục duy trì chăm sóc cây cao su tiểu điền, nuôi gà trên nền đệm lót sinh học và nuôi heo theo hướng trang trại đảm bảo vệ sinh môi trường”- ông Trương Kim Đông cho biết thêm.

Trồng tiêu, nuôi bò hay trồng các cây trồng cạn như khổ qua, dưa leo, môn hương  là những mô hình không mới. Nhưng, nhờ được tập huấn về kỹ thuật, tạo điều kiện về cơ chế chính sách, nông dân Bình Phú đã tự làm mới những mô hình tưởng đã cũ. Đồng hành cùng nông dân, hiểu người nông dân đang thiếu gì, đang cần gì để có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp. Đặc biệt, tùy theo điều kiện thực tế mà hình thành, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả là hướng đi mà Bình Phú đang thực hiện trong những năm qua./.

Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)
Mã xác nhận (*)

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng