Search
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng: “Quy hoạch là nguồn lực của mọi nguồn lực” | Người dân Bình Chánh đồng thuận chủ trương sáp nhập xã | Xây dựng Thôn nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Lý Trường, xã Bình Phú | Mặt trận các xã Bình Quý và Bình Sa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029 | Thường trực Huyện ủy làm việc với xã Bình Hải | Lãnh đạo huyện Thăng Bình thăm người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn | Nhân dân Làng Phú Hoà (xã Bình An) tổ chức Lễ Giỗ quốc Tổ Hùng Vương năm 2024 | Văn hoá hướng về cội nguồn trong tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng | Trường THPT Thái Phiên tuyên dương học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi năm 2023 - 2024 | Giai đoạn 2022 - 2025, Thăng Bình phê duyệt 39 dự án phát triển sản xuất | Hướng về đất Tổ | Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ đối với Công an huyện Thăng Bình | Tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống người dân | Thăng Bình về nhì giải Bóng chuyền nam vô địch tỉnh Quảng Nam 2024 | Bình Dương khai mạc Đại hội TD-TT năm 2024 | Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Thăng Bình: Người dân đồng thuận | Thăng Bình công bố quy hoạch xây dựng vùng huyện giai đoạn đến năm 2030 | Thăng Bình xếp thứ 2 toàn tỉnh về chất lượng hoạt động tín dụng chính sách | UBKTHU Thăng Bình: Giao ban công tác Quý I năm 2024 | Thăng Bình giảm được 483 hộ nghèo trong 3 năm (2021-2023)
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn huyện Thăng Bình

Tác giả: Trung Hiếu Ngày đăng: 13:38 | 14/10 Lượt xem: 2563

Chuyển đổi số góp phần xây dựng xã hội số, thúc đẩy mạnh mẽ và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đó là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số, đây là một yếu tố vô cùng quan trọng, là “chìa khóa” giúp giải quyết nhiều “bài toán khó” trong quá trình quản lý và vận hành phát triển kinh tế- xã hội.

Theo Kế hoạch huyện Thăng Bình đề ra mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền số, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân trên môi trường số. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền số; phát triển các doanh nghiệp số có quy mô lớn, khả năng cạnh tranh cao; kinh tế số phát triển; xã hội số văn minh, hiện đại. Đến năm 2030, chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn huyện, phấn đấu đưa Thăng Bình có vị trí xếp hạng chuyển đổi số ở mức tốt trong các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Cụ thể, đến năm 2025, phấn đấu 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 75% trở lên; tối thiểu 95% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 75% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ, khai thác hiệu quả trên địa bàn huyện; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý…

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ hiện nay, chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong đó, các ngành nhận được nhiều sự quan tâm như: Y tế, giáo dục, nông nghiệp, tài nguyên - môi trường, du lịch… cần được ưu tiên làm trước. Trong y tế, thực hiện phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa với 100% cơ sở y tế có bộ phận khám, chữa bệnh từ xa; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy; thanh toán viện phí điện tử. Lĩnh vực giáo dục cũng tích cực áp dụng nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập; sử dụng các công nghệ và nền tảng số hóa nhằm nâng cao chất lượng việc dạy và học. Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa.


Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin làm cơ sở xây dựng chính quyền số

Trong lĩnh vực nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ số. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu của ngành về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản... Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương; ứng dụng Internet vạn vật để hỗ trợ theo dõi, giám sát và hỗ trợ tự động hóa quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ ...) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Đặc biệt, tập trung thực hiện chuyển đổi số cấp xã gắn với xây dựng nông thôn mới. Theo đó, xây dựng mô hình chuyển đổi số tại 02 xã trên địa bàn huyện (Bình Đào và Bình Chánh), đánh giá hiệu quả và triển khai nhân rộng mô hình đối với các địa phương còn lại. Thực hiện tái cấu trúc hạ tầng số: tái cấu trúc hạ tầng số (truyền dẫn internet, mạng, an toàn thông tin…), chỉnh sửa website, tạo kênh kết nối cho lãnh đạo cấp xã, đào tạo nâng cao trình độ sử dụng CNTT cho cán bộ, công chức cấp xã, tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, tái cấu trúc hạ tầng cho chính quyền thông minh. Lắp đặt POS, QR Code tại bộ phận 1 cửa của xã, tạo điều kiện cho người dân thanh toán phí, lệ phí các thủ tục hành chính phát sinh. Sản phẩm OCOP của xã được giới thiệu, quảng bá trên trang thông tin điện tử, mạng xã hội…

Lĩnh vực tài nguyên - môi trường triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn nhằm quản lý hiệu quả; thực hiện các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai. Ngành Du lịch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và các thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; triển khai số hóa các dữ liệu về danh lam, thắng cảnh, văn hóa truyền thống, điểm du lịch, hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, khách du lịch trên địa bàn huyện; liên kết với hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh, của quốc gia.

Để việc chuyển đổi số thành công, trước hết, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở cần quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức để cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu được yêu cầu, tính cấp thiết của chuyển đổi số. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp về chuyển đổi số. Tiếp đó, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, triển khai thực hiện tốt các cơ chế chính sách để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong tiến trình chuyển đổi số. Phát triển hạ tầng số chất lượng cao trên địa bàn huyện, ưu tiên triển khai tại các khu, cụm công nghiệp, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện; nâng cấp mạng di động 4G, phát triển hạ tầng mạng di động 5G, triển khai các giải pháp để phổ cập điện thoại di động thông minh trên địa bàn huyện; phối hợp triển khai hệ thống thanh toán điện tử, xây dựng các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung rộng khắp mọi lĩnh vực; đảm bảo an toàn, an ninh mạng để xác định, phát hiện thông tin vi phạm luật trên không gian và kịp thời xử lý…Ngoài ra, chúng ta còn phải triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số...   


Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)
Mã xác nhận (*)

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng