Search
Thăng Bình tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được | Trao giải cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 70 năm Cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được | Trường THPT Lý Tự Trọng khai giảng năm học mới 2024 - 2025 | Chủ tịch UBND huyện Võ Văn Hùng dự khai giảng tại Trường TH Lương Thế Vinh | Trường THPT Tiểu La khai giảng năm học mới | Năm học mới 2024 - 2025, trường Tiểu học Nguyễn Trãi chào đón 119 học sinh lớp 1 | Thăng Bình thăm, tặng quà thân nhân, liệt sĩ, người tham gia Cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được | Xã Bình Phú đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh “Địa điểm chiến thắng Hà Châu - An Lý” | Khánh thành cầu treo trị giá 150 triệu đồng tại huyện Tây Giang | Sôi nổi các hoạt động chào mừng 60 năm Ngày giải phóng quê hương Bình Dương (05/9/1964-05/9/2024) | Ngọn đuốc soi đường | Sáng mãi ngọn lửa quật khởi cuộc đấu tranh Hà Lam - Chợ Được | Âm vang chiến thắng Hà Châu - An Lý | Xã Bình Dương tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm giải phóng quê hương (05/9/1964- 05/9/2024) | Trường THPT Thái Phiên kỷ niệm 25 năm thành lập | Trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng tại xã Bình Hải | Viếng hương nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8) và ngày Quốc khánh 02/9 | Bình Phú vận động được 100 triệu đồng xây dựng nhà bia “Di tích lịch sử chiến thắng Hà Châu – An Lý” | Sáu thập kỷ nhắc mãi Chiến thắng Hà Châu - An Lý | Thăng Bình hỗ trợ 110 triệu đồng cho cơ sở sản xuất bánh tráng
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Thăng Bình- phấn đấu tăng tốc trong nửa nhiệm kỳ đến

Tác giả: Trung Hiếu Ngày đăng: 22:33 | 02/06 Lượt xem: 796

Nửa nhiệm kỳ qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ và Nhân dân huyện Thăng Bình đã đoàn kết một lòng, nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025 đạt nhiều kết quả tích cực, tạo ra những chuyển biến rất quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Những kết quả nổi bật

Trong bối cảnh có nhiều khó khăn do ảnh hưởng trước diễn biến phức tạp của tình hình an ninh chính trị trên thế giới, kinh tế thế giới trên đà suy giảm, tác động và hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19 đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số quy hoạch quan trọng trên địa bàn huyện chưa được phê duyệt (QH phân khu trong Khu KTM Chu Lai, QH chung đô thị Bình Minh, điều chỉnh QH chung thị trấn Hà Lam…) nên gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư, triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng, tác động đến sản xuất và đời sống người dân... huyện Thăng Bình đã quyết tâm khắc phục khó khăn để đột phá đi lên.

Đảng bộ huyện đã tập trung tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ; quyết liệt thực hiện mục tiêu kép, vừa chăm lo, bảo vệ an toàn sức khỏe của nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội; thực hiện 3 đột phá chiến lược có trọng tâm, trọng điểm. Đến nay, 20 chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong Nghị quyết Đại hội XXI của Đảng bộ huyện có một số chỉ tiêu bình quân hằng năm đến nay cơ bản đạt và vượt, hầu hết các chỉ tiêu còn lại đạt trên 50% (trừ chỉ tiêu xây dựng NTM, xây dựng trường chuẩn, tỷ lệ đô thị hoá, tỷ lệ thôn văn hoá). Kinh tế tăng trưởng bình quân 3 năm qua đạt 7,12%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, ước đến 6 tháng đầu năm 2023, cơ cấu kinh tế công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp đạt tỷ lệ tương ứng là 49,2% - 31% - 19,8%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 50,64 triệu đồng/người/năm, tăng 8,64 triệu đồng so với năm 2020. Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hằng năm đạt 15,4%.

Công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn được chú trọng. Ngoài các khu công nghiệp do tỉnh quản lý, trên địa bàn có 9 cụm công nghiệp được phân bố ở cả 3 vùng. Các cụm công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt gần 50%. Công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp được quan tâm. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã thu hút được 10 doanh nghiệp vào đầu tư tại các cụm công nghiệp do huyện quản lý; nhiều dự án tại Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng đã triển khai đầu tư như hạ tầng khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng, dự án sản xuất vải mành của tập đoàn Hyosung, dự án thiết bị y tế Phú Toàn…góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Các ngành dịch vụ, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nên tăng trưởng chậm, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 ước 6,1%/năm. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, du lịch chiếm 70,01% so với tổng số lao động trên địa bàn huyện.

Nông nghiệp tăng trưởng ổn định. Việc thực hiện chính sách tích tụ ruộng đất, xây dựng cánh đồng lớn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng suất, sản lượng; giá trị sản phẩm trồng trọt trên 01 ha canh tác năm 2022 đạt 97,06 triệu đồng (NQ đề ra 77 triệu đồng). Giá trị ngành thủy sản chiếm 26,25% trong cơ cấu nội bộ ngành. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản năm 2022 đạt 17.640 tấn. Giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên 1 ha canh tác năm 2022 đạt 940,4 triệu đồng (NQ đề ra 945 triệu đồng). Toàn huyện có 26 sản phẩm OCOP, trong đó, có 04 sản phẩm Nước mắm Cửa Khe - Hai Hiền, Yến tinh chế sấy khô, Gạo “Cái quạt mo”, Trà cà gai leo DAIVIET đạt chuẩn 4 sao.

Việc thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; xây dựng và phát triển đô thị; cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đạt kết quả quan trọng. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng đầu tư xây dựng, nhất là giao thông. Trong giai đoạn (2021-2023), huy động tổng vốn đầu tư toàn huyện đạt 1.241 tỷ đồng. Đã có tổng số 227/372 công trình được đầu tư, đạt tỷ lệ 60,7%, với tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là 1.369,82 tỷ đồng; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hằng năm đều đạt trên 85%. Công tác xây dựng và phát triển đô thị được xem là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Huyện uỷ tập trung chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo hướng văn minh, hiện đại và đồng bộ, xây dựng Hà Lam cơ bản đáp ứng các tiêu chí của đô thị loại IV và Bình Minh cơ bản đạt chuẩn đô thị loại V. Công tác CCHC, chuyển đổi số được triển khai quyết liệt và đạt những kết quả nổi bật. Hiệu lực, hiệu quả điều hành của chính quyền được nâng lên, chỉ đạo tập trung giải quyết thủ tục hành chính và tăng mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp. Qua đó, trong 3 năm (2020 - 2022) huyện Thăng Bình luôn đứng tốp 5 toàn tỉnh về công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số.



Dự án nhà máy thiết bị y tế Phú Toàn tại Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được


Các lĩnh vực văn hoá xã hội, quốc phòng- an ninh, cải cách hành chính, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được những kết quả nhất định. Đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022 như “Điểm hẹn Cửa Khe”, “Hội thảo phát triển du lịch cộng đồng làng Cửa Khe”... Tổ chức thành công lễ hội văn hóa - thể thao miền biển huyện Thăng Bình năm 2023 với nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút sự quan tâm từ người dân trong và ngoài huyện, qua đó đã quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh của huyện để xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch. Công tác giảm nghèo đạt kết quả tốt. Trong 2 năm 2021- 2022 toàn huyện giảm được 355 hộ nghèo, đến nay, toàn huyện còn 1.397 hộ nghèo (trong đó chỉ còn 100 hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo), chiếm tỷ lệ 2,5%.

Quyết tâm đột phá đi lên

Thời gian đến, trong bối cảnh chung sẽ còn nhiều khó khăn, song toàn Đảng bộ đặt quyết tâm chính trị cao nhất để triển khai thực hiện hoàn thành thắng lợi Nghị quyết đề ra. Trước hết, huyện tiếp tục làm việc với các sở, ngành của tỉnh để sớm phê duyệt các quy hoạch của huyện (quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị Bình Minh, quy hoạch chung thị trấn Hà Lam). Tập trung hoàn thành quy hoạch xây dựng NTM của 18 xã còn lại trên địa bàn huyện làm cơ sở để lập các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển hạ tầng khung, thu hút đầu tư góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Phối hợp với Ban quản lý các khu kinh tế và khu công nghiệp tỉnh xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai. Đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp Bình An, Quý Xuân. Hình thành Khu công nghiệp Bắc Thăng Bình, kiến nghị bổ sung quy hoạch khu công nghiệp Tây Thăng Bình.

Hoàn thành thủ tục đề nghị kiểm tra công nhận 3 xã: Bình Nam, Bình Quế, Bình Lãnh đạt chuẩn xã NTM. Tập trung hỗ trợ nguồn lực cho các xã đăng ký đạt chuẩn xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, thôn NTM kiểu mẫu đến năm 2025.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ; xây dựng và phát triển đô thị; cải cách hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tập trung thực hiện chủ trương mở rộng và nâng cấp đô thị Hà Lam, xây dựng đô thị Bình Minh theo tinh thần Nghị quyết 04 của Huyện uỷ.

Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý đầu tư; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ kế hoạch đầu tư công trung hạn bám sát theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và Nghị quyết 02 của Huyện uỷ, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, đầu tư các công trình chưa thật sự cấp thiết, tập trung dành nguồn lực cho các dự án trọng điểm, cho phát triển đô thị. Đẩy nhanh tiến độ thi công đối với các dự án khai thác quỹ đất để tạo nguồn thu ngân sách.

Từ nay đến cuối nhiệm kỳ, Thăng Bình có nhiều dự án lớn được đầu tư, do vậy, cả hệ thống chính trị của huyện tập trung thực hiện công tác GPMB, TĐC để triển khai đầu tư tuyến đường nối từ đường Võ Chí Công đến Khu CN Đông Quế Sơn nối với Quốc lộ 14H và Quốc lộ 1A, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14E, dự án nạo vét sông Trường Giang và đầu tư các cầu qua sông Trường Giang; dự án đường liên kết vùng, tập trung giải quyết dứt điểm GPMB tại ngã ba Cây Cốc (hộ bà Nuôi) và các dự án trong kế hoạch đầu tư công của huyện.

Tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội phù hợp với định hướng phát triển của huyện. Theo đó, vùng Đông vẫn xác định là vùng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội với các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, đô thị sinh thái ven sông, ven biển và công nghiệp sạch.

Tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường, quản lý hiện trạng, trật tự xây dựng; xử lý cương quyết đối với các trường hợp vi phạm, kiểm soát không để phát sinh trường hợp mới. Triển khai thực hiện dự án Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai (giai đoạn 2).

 Chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức cán bộ. Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo 35 trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tiếp tục củng cố, kiện toàn các chức danh cán bộ lãnh đạo quản lý các phòng, ban của huyện; triển khai thực hiện công tác điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo xã, thị trấn theo Nghị quyết 06; luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện về giữ các chức danh lãnh đạo, chủ chốt cấp xã, thị trấn. Triển khai thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị theo Quy định số 96 của Bộ Chính trị. Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; tiếp tục triển khai kế hoạch phát triển đảng viên, phấn đấu vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Chủ động nắm tình hình, phát hiện và kịp thời kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Tập trung kiểm tra dấu hiệu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, những vấn đề nổi cộm, bức xúc, dư luận quan tâm, những địa bàn, lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm nhằm kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn và xử lý sai phạm. Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tập trung hướng về cơ sở; tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác dân vận chính quyền. Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình và các vấn đề nổi cộm phát sinh.

Tiếp tục củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số gắn với trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị; siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính; tạo môi trường đầu tư thật sự thông thoáng, hấp dẫn. Kịp thời giải quyết các kiến nghị, đề xuất chính đáng của nhà đầu tư, từng bước nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp và các chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh. Xây dựng và triển khai thực hiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2023 đối với các xã có 2 tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% theo Kết luận số 48 của Bộ Chính trị.

Có thể thấy, những khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, những ngôi nhà khang trang, cùng nhiều dự án, công trình mới mọc lên trên địa bàn huyện… là minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực rất lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai, đưa nghị quyết của Ðảng vào cuộc sống. Ðó là tiền đề, động lực để Đảng bộ và Nhân dân huyện Thăng Bình tiếp tục phấn đấu đạt những thành tựu toàn diện hơn trong những năm tiếp theo.

Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)  
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)  
Mã xác nhận (*)
 

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập

 
 





Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng