Search
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng: “Quy hoạch là nguồn lực của mọi nguồn lực” | Người dân Bình Chánh đồng thuận chủ trương sáp nhập xã | Xây dựng Thôn nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Lý Trường, xã Bình Phú | Mặt trận các xã Bình Quý và Bình Sa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029 | Thường trực Huyện ủy làm việc với xã Bình Hải | Lãnh đạo huyện Thăng Bình thăm người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn | Nhân dân Làng Phú Hoà (xã Bình An) tổ chức Lễ Giỗ quốc Tổ Hùng Vương năm 2024 | Văn hoá hướng về cội nguồn trong tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng | Trường THPT Thái Phiên tuyên dương học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi năm 2023 - 2024 | Giai đoạn 2022 - 2025, Thăng Bình phê duyệt 39 dự án phát triển sản xuất | Hướng về đất Tổ | Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ đối với Công an huyện Thăng Bình | Tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống người dân | Thăng Bình về nhì giải Bóng chuyền nam vô địch tỉnh Quảng Nam 2024 | Bình Dương khai mạc Đại hội TD-TT năm 2024 | Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Thăng Bình: Người dân đồng thuận | Thăng Bình công bố quy hoạch xây dựng vùng huyện giai đoạn đến năm 2030 | Thăng Bình xếp thứ 2 toàn tỉnh về chất lượng hoạt động tín dụng chính sách | UBKTHU Thăng Bình: Giao ban công tác Quý I năm 2024 | Thăng Bình giảm được 483 hộ nghèo trong 3 năm (2021-2023)
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ở huyện Thăng Bình

Tác giả: Phan Thị Vân Ngày đăng: 14:09 | 02/07 Lượt xem: 10014

Dân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân cũng như của cộng đồng người trong xã hội - nhất là trong xã hội hiện đại. Trong thời gian qua, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Thăng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng lên. Thực hiện cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính có nhiều chuyển biến. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của người dân, doanh nghiệp được quan tâm hơn trước. Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tiến bộ. Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ hoà giải ở cơ sở nhiều nơi hoạt động tương đối hiệu quả, phát huy được dân chủ trực tiếp của nhân dân tại địa bàn dân cư. Dân chủ trực tiếp được mở rộng.


(Ảnh: Đoàn kiểm tra của Huyện ủy Thăng Bình kiểm tra QCDC ở cơ sở)

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn còn những hạn chế, bất cập: Đảng ủy một số xã, thị trấn chưa thật sự quan tâm đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nhiều địa phương hoạt động còn hình thức, chưa phát huy vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở địa phương. Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ở một số nơi còn chậm, ảnh hưởng đến việc giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức và nhân dân. Bên cạnh đó, những nội dung dân cần, dân bức xúc chưa được cơ quan có thẩm quyền quan tâm giải quyết dứt điểm, có nơi còn đùn đẩy né tránh trách nhiệm, thực hiện thiếu dân chủ, áp đặt ý kiến cá nhân, dẫn đến tình trạng đơn thư khiếu nại, khiếu kiện kéo dài vượt cấp vẫn còn xảy ra gây dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào Đảng. Vai trò kiểm tra, giám sát và phối hợp hoạt động của Mặt trận - đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng và nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ. Trong các nội dung của phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì việc tổ chức để nhân dân giám sát, kiểm tra là khâu yếu nhất. Việc thực hiện thông báo công khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán, quyết toán, ngân sách hàng năm, quyết toán thu chi các khoản quỹ, quản lý tài sản, hợp đồng kinh tế, mua sắm vật tư đắt tiền; các dự án đầu tư xây dựng cơ bản (nhất là các dự án do trung ương, tỉnh, huyện làm chủ đầu tư) chưa thường xuyên, thiếu công khai, minh bạch, có nơi né tránh hoặc làm chiếu lệ, mang tính hình thức, đối phó (qua kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2019, các địa phương phản ánh rất gay gắt các vấn đề như: công trình Đập Đồng Hòe – Bình Trung, Trạm bơm Tứ Sơn – Bình Sa chưa thực hiện việc công khai, tham khảo ý kiến nhân dân địa phương trước khi triển khai thực hiện; dự án Trường Hùng Vương – Bình An khi khởi công không thông qua chính quyền xã; Công trình mương thoát nước tại thôn 2, xã Bình Dương không thực hiện việc giám sát đầu tư cộng đồng, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng không ký hồ sơ nhưng công trình vẫn được nghiệm thu, quyết toán)… Thực hiện đối thoại trực tiếp, báo cáo kiểm điểm trước nhân dân và nghe nhân dân góp ý của đội ngũ cán bộ chủ chốt chưa thường xuyên, chưa rộng rãi. Việc tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân nhiều nơi tiến hành hình thức, hiệu quả thấp. Vẫn còn tình trạng một bộ phận người dân lợi dụng dân chủ để yêu cầu, đòi hỏi không chính đáng, không đúng pháp luật. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở các loại hình doanh nghiệp chưa được triệt để, tỷ lệ doanh nghiệp xây dựng các quy chế và tổ chức đối thoại định kỳ theo quy định của pháp luật còn thấp, chưa thực hiện tốt chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động....

Để thực hiện tốt hơn nữa QCDC ở cơ sở, nhằm khơi dậy và phát huy vai trò của nhân dân trong thực hiện QCDC ở cơ sở, cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Thứ nhất, các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể tiếp tục quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn nữa các quan điểm chỉ đạo trong Chỉ thị 30-CT/TW và Kết luận 120-KL/TW của Bộ Chính trị và các văn bản liên quan của Đảng, Nhà nước gắn với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện QCDC tại từng địa phương, cơ quan, đơn vị bảo đảm thực chất và hiệu quả; triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn nữa, đưa việc xây dựng và thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở đi vào nền nếp. 

Thứ hai, các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính; đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của nhân dân và doanh nghiệp. Người đứng đầu các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân, tăng cường đối thoại, quan tâm giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, không để phát sinh các điểm nóng, vụ việc phức tạp, kéo dài. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; nâng cao đạo đức công vụ, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng chính quyền thật sự liêm chính, phục vụ nhân dân.

Thứ ba, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt hơn vai trò giám sát và phản biện xã hội, nhất là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng tại địa phương. Tiếp tục lồng ghép có hiệu quả các nội dung của QCDC ở cơ sở với việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thông qua đó, vừa góp phần thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở vừa chăm lo tốt hơn đời sống của nhân dân.

 Thứ tư, thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện QCDC ở cơ sở, kịp thời chấn chỉnh sai phạm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, kích động gây rối, làm mất an ninh, trật tự ở cơ sở, làm hại đến lợi ích của nhân dân. 

Thứ năm, tạo điều kiện để nhân dân tiếp cận với thông tin, nhất là thông tin về các chính sách, pháp luật; chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt quy chế, hương ước, quy ước ở địa phương. Kịp thời khuyến khích và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình tốt về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, làm cho việc thực hành dân chủ ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động phong phú, đa dạng của đời sống xã hội./.

Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)
Mã xác nhận (*)

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng