Search
Ngày hội đọc sách ở Thăng Bình | Bình An trao giấy khen cho tập thể, cá nhân phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024 | Thăng Bình 20/22 xã, thị trấn xây dựng câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau | Bế mạc Hội thao Quốc phòng toàn dân huyện Thăng Bình năm 2024 | Phân loại rác thải tại nguồn ở Thăng Bình: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp | Bình Giang: Năng suất lúa vụ Đông Xuân đạt khoảng 65 đến 70 tạ/ha | Tấm gương nông dân sản xuất giỏi | Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong cộng đồng | Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng: “Quy hoạch là nguồn lực của mọi nguồn lực” | Người dân Bình Chánh đồng thuận chủ trương sáp nhập xã | Xây dựng Thôn nông thôn mới kiểu mẫu tại thôn Lý Trường, xã Bình Phú | Mặt trận các xã Bình Quý và Bình Sa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029 | Thường trực Huyện ủy làm việc với xã Bình Hải | Lãnh đạo huyện Thăng Bình thăm người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn | Nhân dân Làng Phú Hoà (xã Bình An) tổ chức Lễ Giỗ quốc Tổ Hùng Vương năm 2024 | Văn hoá hướng về cội nguồn trong tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng | Trường THPT Thái Phiên tuyên dương học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi năm 2023 - 2024 | Giai đoạn 2022 - 2025, Thăng Bình phê duyệt 39 dự án phát triển sản xuất | Hướng về đất Tổ | Công an tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ công bố các Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ đối với Công an huyện Thăng Bình
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Tháng 9, qua vùng Hà Lam- Chợ Được

Tác giả: N.T.H Ngày đăng: 7:46 | 05/09 Lượt xem: 16426

Trong những ngày đầu tháng 9 này, từ khắp trên mọi quê đất Quảng, những người con quê hương trên mọi miền đất nước lại lặn lội tìm về Chợ Được- nơi ghi dấu sự kiện lịch sử trọng đại, nơi đã diễn ra cuộc đấu tranh đã đi vào lịch sử cách mạng của quê hương Thăng Bình nói riêng và Quảng Nam- Đà Nẵng nói chung, đã trở thành biểu tượng của lòng tự hào và niềm kiêu hãnh về truyền thống yêu nước của dân tộc: cuộc đấu tranh Hà Lam- Chợ Được.

Vang mãi trang sử hào hùng

     Sáu mươi năm trước, sáng ngày 04/9/1954, Mỹ- Diệm đã điều Đại đội 4, Tiểu đoàn bảo an 611 Liên hợp Pháp từ Chợ Được, chúng dẫn một trung đội lính đến Bàu Bàng ngang nhiên chặt phá cây cối của nhân dân. Trước hành vi ngang ngược đó, bà con nhân dân trong vùng đã nổi dậy, yêu cầu bọn lính phải bồi thường thiệt hại. Tên chỉ huy Trưởng đại đội 4, Tiểu đoàn 611 không những không chấp nhận bồi thường thiệt hại mà còn hung hăng ra lệnh nổ súng. Hàng loạt người đã ngã xuống trước mũi súng của bọn lính đánh thuê liên hợp Pháp. Chưa dừng lại ở đó, bọn chúng tiếp tục ném lựu đạn, bắn đuổi theo những người sống sót. Phẫn nộ trước tội ác của kẻ thù, nhân dân đã khiêng những người chết và bị thương đuổi theo bọn địch xuống đồn Chợ Được để đấu tranh.

     Trước những cái chết đầy thương tâm của đồng bào Hà Lam- Chợ Được, làn sóng đấu tranh dâng lên sục sôi. Nhân dân từ Hà Lam, Tất Viên, Ngọc Sơn, Chợ Được, Phước Châu, Vân Tây, Hưng Mỹ, Trà Đỏa và các vùng lân cận kéo đến ngày càng đông hơn, đấu tranh quyết liệt hơn. Theo đó, một cuộc đấu tranh giữa một bên là quần chúng tay không tấc sắt đã vây hãm, khống chế và làm hàng trăm tên lính hung ác được trang bị đầy đủ các loại vũ khí với sự yểm trợ của quân xa, máy bay và nhiều đơn vị đồng bọn sẵn sàng trợ chiến phải khiếp sợ. Đỉnh cao của cuộc đấu tranh tiếp tục được dâng cao và tính chất của cuộc đấu tranh đã chuyển thành khẩu hiệu hành động cách mạng “Đã đảo bọn giết người”, “Nợ máu phải trả bằng máu”, “Yêu cầu thực hiện Hiệp định Giơ- ne-vơ”.

     Do có sự lãnh đạo kịp thời của Đảng, cuộc đấu tranh càng sôi sục và quyết liệt hơn. Khiếp sợ trước sự phản kháng của dân, Tiểu đoàn 611 co cụm lại, bó gối giữa vòng vây của người dân với cờ đỏ sao vàng. Hàng trăm tên lính bảo an đã quy hàng trước sức mạnh của cuộc đấu tranh. Đại diện nhân dân đã vạch trần tội ác của lính Liên hợp Pháp, vi phạm các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, buộc chúng ký vào biên bản đã phạm tội giết người, lập bản kiến nghị gửi lên Ủy ban quốc tế, bắt chúng phải cung cấp vải, quan tài để khâm liệm và chôn cất những người dân bị giết hại.

     43 người anh dũng hy sinh và nhiều người khác đã bị thương. Cuộc đấu tranh oanh liệt của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi. Những tấm gương hy sinh lẫm liệt của các liệt sỹ, cùng với tiếng vang của cuộc đấu tranh đã góp phần cỗ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh cách mạng toàn miền Nam lúc bấy giờ, ghi thêm một nét son chói lọi vào trang sử vẻ vang của dân tộc.

     Thắp mãi niềm tin cho thế hệ mai sau

     Tháng 9, mùa thu đã về, nắng cũng nhẹ nhàng hơn trên khắp nẻo đường quê. Đứng dưới chân Tượng đài Cuộc đấu tranh Hà Lam- Chợ Được, chúng tôi, những đoàn viên thanh niên thấy lòng mình rưng rưng xúc động, bỗng thấy mình quá bé nhỏ, may mắn và hạnh phúc biết bao so với thế hệ mình của sáu mươi năm về trước; để rồi lắng lòng suy tư, ngậm ngùi mà kính cẩn.

     Chính nơi đây, sáu mươi năm về trước, tinh thần đấu tranh cách mạng, tấm lòng yêu nước của nhân dân ta đã được thắp lên cháy bỏng trước bọn giặc khát máu hung tàn. Họ- các ông, các bà, các anh, các chị, tất cả vùng dậy đứng lên đánh giặc; và họ đã nằm xuống bên nhau, máu của họ đã đổ xuống thắm đỏ trên quê hương đất mẹ để thực hiện nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng: bảo vệ hình hài Đất Nước. 43 người đã ngã xuống,…rồi trên mọi nẻo đường Tổ quốc, còn có biết bao sự hy sinh đã trở thành bất tử, vì nền độc lập, tự do của đất nước, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Chúng ta- những người con đất Việt là người hiểu rõ hơn ai hết nỗi đau, mất mát của chiến tranh, giá trị của hòa bình, của hạnh phúc. Chúng ta hiểu sâu sắc rằng mỗi phút giây bình yên mà hôm nay chúng ta được sống, mỗi thành quả mà chúng ta được hưởng thụ đó là nền độc lập - hòa bình mà hàng triệu người con Việt Nam năm xưa đã phải đánh đổi bằng cả máu xương, sự sống. Thế mới biết, bình yên, hạnh phúc này được đánh đổi nhiều quá những mất mát, đau thương.

     Sáu mươi năm, chiến tranh đã lùi xa và đã trở thành quá khứ. Nỗi đau rồi cũng dần khép lại. Nhưng vẫn còn đó những hào hùng oanh liệt trên từng trang sử, trong cả niềm tự hào của mỗi người con quê hương Thăng Bình nói riêng và Quảng Nam- Đà Nẵng nói chung. Và trên hết là niềm tin bất diệt về đất nước luôn thiết tha yêu chuộng hòa bình, đất nước anh hùng sản sinh ra những người con anh hùng, kiên trung, dù ở đâu, bất cứ lúc nào, vì độc lập và bình yên cho Tổ quốc non sông, những người con sẽ sẵn sàng hy sinh, cống hiến, sẵn sàng lấy thân mình chở che một phần màu xanh vùng trời Tổ quốc.

     Thế hệ chúng ta- những người đang thừa hưởng hòa bình không được lãng quên quá khứ. Những nỗi đau, mất mát; đức hi sinh và lòng quả cảm của lớp lớp đàn anh đi trước mãi mãi được thế hệ mai sau ghi lòng, tạc dạ. Chúng ta nhớ đến để nhắc nhở bản thân đôi lúc cần phải sống chậm, để suy ngẫm và hiểu hơn về những mất mát hy sinh không gì bù đắp nổi của dân tộc ta qua hai cuộc kháng chiến, hướng về quá khứ thiêng liêng với những người đã ngã xuống; để rồi biết trân trọng từng phút giây được sống trong hòa bình, hạnh phúc, để sống hết mình, sống có ích, xứng đáng với những gì mà thế hệ đi trước đã dâng hiến, hy sinh.

Tháng 9, qua vùng Hà Lam- Chợ Được, lòng rưng rưng bồi hồi, xúc động…!
(Theo thangbinh.quangnam.gov.vn)

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập






Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng