Search
Trường THPT Lý Tự Trọng phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm học 2024 - 2025 | Mặt trận huyện Thăng Bình tiếp nhận gần 1,2 tỷ đồng ủng hộ Nhân dân các tỉnh, thành phía Bắc | Tấm lòng thơm thảo của người trẻ Thăng Bình | Hội LHPN tỉnh Quảng Nam truyền thông chuyên đề phát triển kinh tế tập thể, HTX | Liễu Thạnh phát huy vai trò giám sát của Ban công tác Mặt trận | Thiết thực tổ chức các hoạt động vì người cao tuổi | Thăng Bình bồi dưỡng công tác Mặt trận năm 2024 | Người dân làng biển Chan Chu hướng về miền Bắc | Mặt trận Thăng Bình góp ý xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền năm 2024 | Đội xe ôm cứu thương thị trấn Hà Lam ủng hộ 4 con heo đất giúp Nhân dân vùng lũ các tỉnh, thành phía Bắc | Trường THPT Tiểu La tuyên truyền luật cho học sinh và quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra | Thăng Bình thăm, tặng quà Trung thu cho thiếu nhi tại 2 cơ sở y tế | 95 thí sinh trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức ngành GD và ĐT huyện Thăng Bình năm 2024 | Trường THPT Thái Phiên tổ chức đợt vận động hỗ trợ nhân dân phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 | Thăng Bình ủng hộ 343 triệu đồng cho nhân dân các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục bão số 3 | Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, sẻ chia với đồng bào vùng bão, lũ | Thăng Bình tập huấn giáo dục vệ sinh và kỹ năng phòng tránh thiên tai | Công an huyện Thăng Bình tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc | Xã Bình Trị tổ chức phiên chợ quê năm 2024 | Thăng Bình quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng Quốc lộ 14E
Select the search type
 
  • Site
  • Web
Search

Chi tiết tin

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943: Giá trị lịch sử và thời đại

Tác giả: Đông Anh Ngày đăng: 8:09 | 13/03 Lượt xem: 11011

Văn hóa luôn là một dòng chảy liên tục, không ngừng nghỉ qua những thăng trầm lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và của cả nhân loại. Văn hóa là hồn cốt của mỗi dân tộc, là những giá trị vật chất, tinh thần mà dân tộc đó sáng tạo ra trong lịch sử.

Từ ngày 25 - 28/02/1943, tại Võng La, một địa điểm An toàn khu của Trung ương (nay là xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp để quyết định những vấn đề liên quan đến sự nghiệp kháng chiến, giải phóng dân tộc. Tại hội nghị này, Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua. Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời được xem như là cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Đảng, chỉ có 1500 chữ, ngắn gọn, xúc tích nhưng đã tạo nên cả một bước ngoặt lịch sử. Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 gồm 5 phần: “Cách đặt vấn đề”, “Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam”, “Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp”, “Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam”, “Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa Mácxít Đông Dương và nhất là của những nhà văn hóa Mácxít Việt Nam”. Đề cương thể hiện tầm vóc tư tưởng chính trị của Đảng trong việc xác định vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong cuộc đấu tranh “phản đế”, “phản phong”, đẩy mạnh cách mạng giải phóng dân tộc, lật đổ chế độ phát-xít, thực dân, phong kiến tay sai, xóa bỏ mọi áp bức bất công, giành chính quyền về tay Nhân dân.

Đề cương thể hiện các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, phương châm, nguyên tắc của nền văn hóa dân tộc.

Thứ nhất, xác định rõ nội dung, phạm vi, vị trí, vai trò của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN. Đề cương nêu rõ: Văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó người cộng sản phải hoạt động, không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa.

Thứ hai, cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng lãnh đạo. Trên cơ sở chỉ rõ tính chất văn hóa Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, Đề cương chỉ rõ những nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật - Pháp; những thủ đoạn của Nhật - Pháp trói buộc và giết chết văn hóa Việt Nam; dự kiến về tiền đồ văn hóa Việt Nam.

Đề cương khẳng định cách mạng nhất định thắng lợi, văn hóa Việt Nam sẽ cởi được xiềng xích, đuổi kịp văn hóa mới, tiến bộ trên thế giới. Muốn vậy, phải làm cách mạng về văn hóa, “cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo”.

Thứ ba, để thực hiện cuộc cách mạng văn hóa ở nước ta phải nắm vững “ba nguyên tắc vận động”: Dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa.

Theo đó, dân tộc hóa là chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập. Đại chúng hóa là chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng; con người phải là trung tâm, là chủ thể của các hoạt động văn hóa. Khoa học hóa là chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ; biết bảo tồn, chắt lọc những nét đẹp truyền thống dân tộc; chống những cái cũ kĩ, lạc hậu, dị đoan.

Ba nguyên tắc xuyên suốt góp phần tạo nên sự chuyển động về nhận thức, hành động trong hoạt động văn hóa của đất nước ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

Thứ tư, để đặt nền móng và định hướng xây dựng một nền văn hóa cách mạng mới, cần kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn hai nhiệm vụ “xây” và “chống”.

Cụ thể, Đề cương nhấn mạnh nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa Mácxít là phải chống lại văn hóa phát xít, phong kiến, thoái bộ, nô dịch, ngu dân, phỉnh dân.

Đồng thời, phát huy văn hóa dân chủ thông qua việc tranh đấu bảo vệ học thuyết, tư tưởng, làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng; tranh đấu về tông phái văn nghệ, chống chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng... làm cho xu hướng tả thực XHCN thắng; tranh đấu về tiếng nói, chữ viết, thống nhất và làm giàu thêm tiếng nói, xác định phong cách văn Việt Nam, cải cách chữ quốc ngữ…



80 năm Đề cương văn hoá Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị lịch sử và thời đại

Sau 8 thập kỷ, có những nội dung và khái niệm đã thay đổi nhưng giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn. Những tư tưởng lớn, dân tộc, khoa học, đại chúng, với tinh thần cách mạng mạnh mẽ, đột phá, tính nhân văn sâu sắc trong Đề cương đã thổi một luồng gió mới có tác dụng thức tỉnh, thu hút, tập hợp đội ngũ các nhà văn hóa, trí thức, văn nghệ sĩ và đông đảo quần chúng nhân dân. Từ chỗ khủng hoảng, mất phương hướng, hoài nghi, bế tắc, nhiều văn nghệ sĩ đã được định hướng về trách nhiệm xã hội, đi theo ngọn cờ chính nghĩa của Đảng, tham gia cách mạng, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của chúng ta.

80 năm qua, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, với ba nguyên tắc “dân tộc”, “khoa học”, “đại chúng”, Đề cương về Văn hóa Việt Nam tiếp tục được Đảng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn Việt Nam để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng lý luận của Đề cương được thể hiện xuyên suốt trong các Văn kiện của Đảng; đặc biệt là trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã cụ thể hóa, ban hành và triển khai hiệu quả nhiều văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách để phát triển văn hóa, phục vụ thiết thực công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế...

Có thể khẳng định, nền văn hóa của dân tộc Việt Nam - với lịch sử hàng nghìn năm - đã luôn và sẽ là sức mạnh trường tồn của dân tộc; như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, người Anh hùng Dân tộc vĩ đại, Danh nhân Văn hóa thế giới đã từng khẳng định: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam được công bố là dịp để chúng ta nhìn lại và đánh giá khách quan, đầy đủ hơn vai trò, giá trị to lớn của Đề cương đối với công cuộc xây dựng văn hóa nước nhà. Trên cơ sở đó, càng ra sức giữ gìn, phát huy và phát triển giá trị của Đề cương trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

Ý kiến bạn đọc: (0)

Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)  
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)  
Mã xác nhận (*)
 

[Trở về]

Tin mới nhất

Tin cùng chuyên mục:





Đăng nhập

 
 





Liên Kết Web

Bản quyền Huyện ủy Thăng Bình
Cơ quan quản lý: Văn phòng Huyện ủy Thăng Bình
Địa chỉ: 49, Nguyễn Thuật, Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3.874369
Email: thangbinh.dcs@gmail.com
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Lượt trong năm
Lượt trong tháng